người ta có thể dễ dàng nhìn nó bằng cặp mắt của những người vẫn
thường lui tới giáo đường trong thị trấn này khi ngước mắt nhìn lên
những ngôi giáo đường châu Âu sừng sững hiện ra trên đường xe chạy
- đang điểm chính ngọ khi ông ngồi trên băng ghế dưới bóng cây sồi
cổ thụ xù xì nổi tiếng nhất trong sân, ngồi và cố gắng suy nghĩ về
những gì sự đúng mực ép buộc người ta phải làm. Tính chuyên chế
của sự đúng mực. Vào lưng chừng năm 1998, ngay cả ông cũng cảm
thấy khó mà tin vào sức mạnh lâu bền của sự đúng mực kiểu Mỹ,
trong khi ông lại tự coi mình là kẻ bị nó áp chế: sợi cương mà nó ràng
vào cái thứ ngôn ngữ chung mà cả xã hội dùng, nguồn cảm hứng nó
đem lại cho cái điệu bộ người ta khoác lên mình, sự hiện diện ngoan
cố, đâu đâu cũng có mặt của cái trò hô hào đức hạnh chỉ tổ làm bào
mòn con người, cái trò mà H.L. Mencken đã gọi tên một cách chính
xác là bái vú giáo
, mà Philip Wylie xem là hành động của đứa con nít
lệ thuộc vào mẹ, mà những người Âu không biết từ hồi nào vẫn gọi là
nền Thanh giáo Mỹ, mà những kẻ như cha Ronald Reagan nọ gọi là
những giá trị cốt lõi của Mỹ, và nó duy trì quyền phán xét rộng khắp
bằng cách ngụy trang mình thành một thứ khác - thành mọi thứ khác.
Như một thế lực, sự đúng mực rất uyển chuyển, một nữ chúa thống trị
dưới cả ngàn lớp ngụy trang, nó xâm nhập, nếu cần, trong lớp vỏ trách
nhiệm dân sự, phẩm cách của dân Anglo-Saxon Tin lành da trắng,
quyền phụ nữ, niềm tự hào mang dòng máu da đen, lòng trung thành
sắc tộc, hoặc sự nhạy cảm đạo đức mang nặng cảm xúc của người Do
Thái. Mọi chuyện không phải là cứ như thể Marx hay Freud hay
Darwin hay Stalin hay Hitler hay Mao Trạch Đông chưa hề xuất hiện -
mà nó cứ như thể Sinclair Lewis chưa hề xuất hiện. Nó, ông nghĩ, cứ
như thể Babbitt
chưa hề được viết ra. Cứ như thể ngay cả trí óc sáng
tạo ở mức độ cơ bản nhất như thế cũng chưa từng được tiếp nhận vào
ý thức để gây nên xáo động nhỏ nhất. Một thế kỷ hủy hoại với sự cực
đoan chưa từng thấy trong lịch sử, đã giáng xuống và làm tàn lụi loài
người - hàng chục triệu con người bình thường bị tước đoạt hết lần
này tới lần khác, bị buộc phải chịu đựng hết tàn bạo này đến tàn bạo