diện cậu ta bên kia đại sảnh. Nhất là trước mặt mấy tay vệ binh già,
Roberts vờ thích tôi vì xuất thân của tôi, dù, như chúng ta đều biết,
người không phải dân Do Thái chả ưa gì chuyện người Do Thái làm
giàu, vươn lên từ những khu ổ chuột. Phải, có một độ nhại giễu nhất
định ở Pierce Roberts, và kể cả hồi đó, phải, giờ đây khi tôi nghĩ về
mọi chuyện, ngay từ lúc đó...” Nhưng tới đây ông tự kềm mình lại.
Không nói tiếp chuyện đó. Cơn quẫn trí làm một vị vua bị hạ bệ đến
đây là đủ rồi. Và vậy là nỗi thống khổ vốn sẽ không bao giờ chết được
tuyên bố là đã chết.
Trở lại chuyện Steena. May mà còn có chuyện Steena để nói.
“Tôi gặp cô ấy năm 1948,” ông kể. “Tôi hăm hai, học Đại học New
York bằng tiền nhà nước, cái kiếp lính hải quân đã ở lại sau lưng, cô
ấy thì mười tám và mới ở New York vài tháng. Có việc làm và cũng
đang học đại học, nhưng là vào ban đêm. Một cô gái độc lập quê ở
Minnesota. Một cô gái tự tin, hoặc có vẻ như thế. Nửa Đan Mạch, nửa
Iceland. Nhanh nhẹn. Thông minh. Xinh xắn. Cao ráo. Cao lạ thường.
Dáng nằm đẹp như tượng. Không bao giờ tôi quên được. Tôi yêu nàng
trong hai năm. Đặt biệt danh cho nàng là Voluptas. Con gái của
Psyche. Nữ thần đại diện cho khoái cảm của người La Mã.”
Giờ ông đặt bài xuống, cầm lấy cái phong bì ở cạnh đống bài đã
đánh ra và rút lá thư ra. Một lá thư đánh máy dài hai trang. “Chúng tôi
tình cờ gặp nhau. Tôi rời Adelphi ghé qua thành phố một ngày, và
Steena ở đó, lúc ấy chừng hăm bốn, hăm lăm. Chúng tôi dừng lại nói
chuyện, tôi nói với cô ấy vợ tôi có mang và cô ấy kể với tôi cô ấy đang
làm gì, rồi chúng tôi hôn tạm biệt, chỉ có vậy. Khoảng một tuần sau lá
thư này gửi đến cho tôi theo địa chỉ của trường. Nó có ghi ngày. Là cô
ấy ghi. Đây - ‘18.8.1954.’ ‘Coleman thân mến,’ cô ấy viết, ‘em rất vui
gặp được anh ở New York. Dù cuộc gặp chỉ diễn ra trong chốc lát, sau
khi gặp anh em cảm thấy một nỗi buồn man mác, có lẽ bởi vì quãng
thời gian sáu năm kể từ khi chúng ta gặp nhau lần đầu đến giờ khiến
em thấy rõ một cách đau đớn bao nhiêu tháng ngày trong đời em đã