hơn. “Bates. James.” “Ông ta đây,” tay cựu binh nói. “Ông ấy kìa,
mẹ,” người phụ nữ trẻ nói.
Vì Bức tường này chỉ to bằng nửa Bức tường Washington, nên rất
nhiều người phải quỳ xuống để tìm tên người thân và, với những
người già, việc tìm ra cái tên họ cần quả là hết sức khó khăn. Có
những bông hoa bọc trong giấy bóng kiếng được đặt tựa vào Bức
tường. Có một bài thơ viết tay đề trên mẩu giấy mà ai đó đã dán vào
chân tường. Louie cúi xuống để đọc những lời ấy: “Vì sao sáng, vì sao
rực rỡ/ Vì sao đầu tiên tôi thấy đêm nay...” Có những người mắt đỏ lên
vì khóc. Có những cựu binh đội mũ lưỡi trai đen của Cựu binh Việt
Nam giống Louie, một số còn có huy chương chiến dịch đính trên mũ.
Một chú bé mũm mĩm chừng mười tuổi, ương bướng quay lưng về
phía Bức tường, nói với một phụ nữ, “Con không muốn đọc đâu.” Lại
có một gã xăm kín mình, mặc áo thun Sư đoàn I Bộ binh - in dòng chữ
“Big Red One” - rúm ró đi loanh quanh, đờ đẫn đi với những ý nghĩ
kinh khủng. Louie dừng lại, chặn đường gã ta, và ôm một cú thật chặt.
Cả bọn đều ôm gã ta. Họ thậm chí còn thúc Les ôm gã ta nữa. “Hai
thằng bạn trung học của tôi có tên trên đó, chết cách nhau bốn mươi
tám giờ,” một tay đứng gần đó nói. “Rồi cả hai được canh xác trong
cùng một nhà tang lễ. Một ngày hết sức buồn ở trường Kingston.” “Nó
là đứa đầu tiên tới Việt Nam,” một người khác nói, “và là đứa duy
nhất trong đám tụi tôi không trở về. Và mấy ông biết nó muốn có cái
gì dưới tên nó tại Bức tường đó không? Chính là cái nó muốn khi ở
Việt Nam. Nói cho mấy ông biết: Một chai Jack Daniel’s, một đôi ủng
tốt, và một mớ lông mu nướng thành miếng bánh.”
Có một nhóm bốn tay đứng đó tán gẫu, và khi Louie nghe thấy họ
hồi tưởng, ông ta dừng bước lắng nghe, và những người khác đợi ở đó
với ông ta. Bốn người đó đều đã bạc tóc - tất cả đều đã có tóc bạc rối
hay tóc bạc loăn xoăn hoặc, như một tay trong bọn, tóc bạc cột đuôi
ngựa thò ra ở phía sau cái mũ lưỡi trai.
“Các anh ở bên đơn vị cơ giới hồi ở bên đó hả?”