Barrington với Arthur Sussman. Bộ như thế có nghĩa cô không coi
mình bình đẳng với ông ấy về trí tuệ sao? Trong đầu mình cô không
bao giờ nghi ngờ chuyện cô bình đẳng với ông. Cô không hề thấy
hãnh diện vì được đi chơi với ông - cô chỉ muốn nghe xem ông nói gì
về Hệ tư tưởng Đức. Và chẳng phải cô là người trước tiên tìm cách
mời ba người bọn họ ăn trưa hay sao, sao họ có thể cứ mãi tỏ ra trên
cơ như thế? Dĩ nhiên, họ chẳng buồn đọc công trình nghiên cứu của
cô. Không ai trong bọn họ đọc bất cứ thứ gì cô đã viết. Chung quy chỉ
là vấn đề nhận thức. Họ chỉ thấy Delphine sử dụng cái mà cô hiểu họ
vẫn mỉa mai gọi là “phong thái Pháp bé xinh” lên những nam giảng
viên trong biên chế. Tuy nhiên cô lại rất muốn tranh thủ được tình cảm
của bè nhóm này, để có thể thẳng thắn nói với họ rằng cô không thích
cái phong thái Pháp - nếu thích, cô đã sống ở Pháp chứ chẳng phải đến
đây! Và cô không sở hữu các nam giáo sư biên chế - cô không sở hữu
ai hết. Không thì tại sao cô lại có mặt một mình, người duy nhất tại
bàn giấy trong văn phòng ở Barton Hall lúc mười giờ tối? Hiếm có
tuần nào trôi qua mà cô không cố gắng rồi thất bại với bè lũ ba mụ
đang khiến cô phát điên, khiến cô rối trí, mà cô không thể hấp dẫn, thu
phục, hay tiếp cận bằng bất cứ cách nào. Cô gọi họ là “Les Trois
Graces”
trong những lá thư gửi về Paris, cay nghiệt viết “graces”
thành “grasses”
.Ba Con Heo Nái. Ở một số buổi liên hoan - những
buổi tiệc tùng mà Delphine thực sự không muốn tới - Les Trois
Grasses luôn luôn có mặt. Khi một trí thức nữ quyền tên tuổi nào đó
xuất hiện, Delphine muốn ít nhất mình cũng được mời, nhưng chẳng
bao giờ có cô. Cô có thể đến buổi diễn thuyết nhưng cô không bao giờ
được mời dự bữa tối. Nhưng bộ ba quỷ sứ nắm quyền quyết định kia,
họ luôn có mặt ở đó.
Trong cuộc khởi nghĩa bất toàn chống lại chất Pháp của cô (cũng
như việc bị ám ảnh vì chất Pháp ấy), tự nguyện rời khỏi đất nước của
mình (nếu không nói là rời khỏi chính con người mình), bị vây bủa bởi