của đám đông. Rồi Lisa đứng dậy, bước lên bậc tam cấp dẫn tới bục,
và, từ trên bục cao đó, cô nói, “Phần cuối bản Giao hưởng số ba của
Mahler.” Thế đấy. Họ quyết định chơi tới bến luôn. Họ chơi Mahler.
Chậc, có những lúc bạn không thể nghe Mahler. Khi ông ấy dựng ta
lên mà lay lắc, ông ấy sẽ không dừng lại. Đến cuối đoạn nhạc, tất cả
chúng tôi đều khóc.
Đối với riêng tôi, tôi nghĩ không có bất cứ thứ gì có thể làm tôi tan
nát như thế trừ việc nghe Steena Palsson thể hiện bài “The Man I
Love” khi cô ấy hát nó ở cuối chiếc giường của Coleman trong căn
phòng trên phố Sullivan năm 1948.
Chuyến đi bộ qua ba ngã tư tới nghĩa trang thật khó quên, chủ yếu là
bởi nó cứ như thể chưa từng xảy ra. Mới phút trước chúng tôi còn bị tê
liệt bởi vẻ mong manh vô biên trong khúc nhạc khoan thai của Mahler,
vì vẻ đơn sơ không giả tạo, không dàn dựng, vẻ đơn sơ dường như trải
ra với nhịp bước dồn của cuộc sống cũng như tất cả sự thoái thác
không muốn kết thúc của cuộc sống... mới lúc trước chúng tôi còn bị
tê liệt bởi sự sánh vai tuyệt khéo của cái trang nghiêm và cái thân tình
được khơi lên nơi sự dữ dội bị kìm nén, ngân vang, lặng đi của những
thứ đàn dây, rồi dềnh lên thành những đợt sóng trào qua cái kết giả
tạm đồ sộ dẫn tới cái kết đích thực, cái kết kéo dài, cái kết lịch sử...
mới lúc trước chúng tôi còn bị tê liệt bởi sự trương nở, sự vút cao, sự
tiến đến cao trào, rồi lắng xuống của một cuộc truy hoan bi thảm cứ
tràn tới tràn tới bằng một nhịp độ kiên quyết không hề thay đổi, rút đi,
rồi trở lại như nỗi đau hay sự trông ngóng không chịu tan biến... mới
lúc trước chúng tôi còn, với sự khăng khăng mỗi lúc một dâng cao của
Mahler, thấy mình như đang ở trong quan tài với Coleman, đồng điệu
với toàn bộ nỗi khủng khiếp của sự vô tận cũng như niềm khao khát
cháy bỏng muốn vượt thoát cái chết, và rồi bằng cách nào đó, sáu, bảy
chục con người chúng tôi đã đưa mình đến được nghĩa trang để nhìn
ông được chôn cất, một nghi thức tương đối đơn giản, tất cả tạo nên