“Anh có bao giờ dính vào tai nạn giao thông không?”
Hắn mỉm cười. Không dừng lại và nhìn tôi chằm chằm. Không ném
cho tôi một cái nhìn đặc biệt đe dọa nào. Không nhảy bật dậy và chộp
cổ tôi. Chỉ cười nhẹ, cái nụ cười hé lộ ở hắn nhiều thiện tính hơn hẳn
những gì tôi nghĩ. Cố tình làm ra vẻ thoải mái, hắn nhún vai và nói,
“Dính chứ. Tôi còn không biết mình đang trải qua chuyện gì nữa, ông
biết đấy? Tai nạn? Một vụ tai nạn hả? Nếu dính vào một vụ tai nạn
thực thì tôi cũng chẳng biết đâu ấy. Mà tôi cho rằng mình không dính
đâu. Ông đang trải qua một thứ mà người ta gọi là rối loạn căng thẳng
sau chấn thương. Bao nhiêu thứ cứ trở lại trong tiềm thức của ông, làm
ông ngỡ ông còn ở Việt Nam, ông vẫn trong quân đội. Tôi chẳng phải
dân có học. Tôi thậm chí còn không biết điều đó. Người ta cứ bực bội
với tôi vì chuyện này rồi chuyện kia, và họ thậm chí không biết tôi
đang trải qua cái gì và chính tôi thậm chí cũng chẳng biết - ông biết
đấy? Tôi không có bạn bè học hành tử tế biết rành rẽ những thứ đó.
Bạn của tôi toàn thứ thối tha không. Ôi, tôi muốn nói đến cái thể loại
không thối không lấy tiền ấy.” Lại nhún vai. Hài hước chăng? Cố ý tỏ
ra hài hước chăng? Không, giống một lời đe dọa nhẹ tênh của một cái
ác hung hiểm hơn. “Vậy thì tôi biết phải làm sao?” hắn hỏi với vẻ bất
lực.
Hắn đang chơi khăm tôi. Đùa giỡn tôi. Bởi vì hắn biết rằng tôi biết.
Chỉ có hai kẻ chúng tôi tại nơi này, và tôi biết, và hắn biết tôi biết. Và
cái máy khoan biết. Tất cả những gì ta biết và tất cả những gì ta cần
biết, tất cả được ghi khắc trên đường xoắn ốc cong cong của lưỡi thép.
“Làm sao anh phát hiện ra mình bị PTSD?”
“Một cô da màu ở Cơ quan cựu chiến binh. Xin lỗi. Một cô người
Mỹ gốc Phi. Một người Mỹ gốc Phi rất thông minh. Cô ta có bằng
thạc sĩ. Ông có bằng thạc sĩ không?”
“Không,” tôi đáp.
“Thế mà cô ấy có đấy, và tôi phát hiện mình bị bệnh như thế đó.
Nếu không thì chắc nay tôi vẫn chưa biết. Đó là cách tôi bắt đầu tìm