VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 103

Bản đồ 7: Ảnh chụp từ vệ tinh vào ban đêm ở Nam Triều Tiên và Bắc

Triều Tiên (p.101)

Sự tương phản rõ rệt này không hề xưa cũ. Trên thực tế, sự khác biệt

này không tồn tại trước khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Nhưng sau năm
1945, chính phủ khác nhau ở hai miền nam-bắc đã thực hiện những đường
lối tổ chức kinh tế hết sức khác nhau. Syngman Rhee, người được đào tạo ở
Đại học Harvard và Princeton, đã lãnh đạo Nam Triều Tiên, và các thể chế
kinh tế và chính trị ban đầu của đất nước cũng được định hình với sự hỗ trợ
đáng kể của Hoa Kỳ. Rhee được bầu làm tổng thống vào năm 1948. Được
tôi luyện trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và đối phó trước sự đe dọa của
chủ nghĩa cộng sản lan sang phía nam vĩ tuyến 38, Nam Triều Tiên không
có nền dân chủ. Cả Rhee và người kế nhiệm nổi tiếng không kém của ông -
tướng Park Chung-Hee - đều đi vào lịch sử như những vị tổng thống độc
tài. Nhưng cả hai đều cai quản một nền kinh tế thị trường, trong đó sở hữu
tư nhân được công nhận, và sau năm 1961, Park chủ trương nhà nước hỗ
trợ hữu hiệu cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, phân bổ tín dụng và
trợ cấp cho những doanh nghiệp thành công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.