được giới hạn và được phân phối rộng rãi. Các thể chế chuyên chế của
Kongo được duy trì bằng quân đội. Nhà vua có lực lượng quân đội thường
trực gồm 5.000 quân vào giữa thế kỷ 17, với lực lượng nòng cốt 500 lính
ngự lâm - một lực lượng đáng gờm lúc bấy giờ. Thật dễ hiểu tại sao vua và
giới quyền thế nôn nóng sử dụng súng ống của châu Âu như thế.
Không có cơ hội cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong hệ thống thể
chế kinh tế này và thậm chí các động cơ khuyến khích tạo ra tăng trưởng
nhất thời cũng hết sức hạn chế. Cải cách thể chế kinh tế để cải thiện quyền
sở hữu tài sản cá nhân sẽ làm cho tổng thể xã hội Kongo trở nên thịnh
vượng hơn. Nhưng không chắc rằng giới quyền thế sẽ hưởng lợi từ sự thịnh
vượng rộng rãi này. Thứ nhất, cải cách sẽ làm cho giới quyền thế trở thành
những người thiệt thòi về kinh tế, vì nó làm xói mòn những của cải mà việc
mua bán nô lệ và các đồn điền nô lệ mang lại cho họ. Thứ hai, cải cách chỉ
có thể xảy ra nếu quyền lực chính trị của nhà vua và giới quyền thế bị cắt
giảm. Ví dụ, nếu vua tiếp tục chỉ huy 500 lính ngự lâm, ai sẽ tin vào một
thông báo rằng chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ? Điều gì sẽ ngăn nhà vua không
đổi ý sau này? Sự bảo đảm thực tế duy nhất là sự thay đổi thể chế chính trị
sao cho dân chúng giành được phần nào quyền lực chính trị hiện hành, cho
họ có tiếng nói đối với việc thu thuế hay những gì lính ngự lâm được làm.
Nhưng trong trường hợp này, ta ngờ rằng trong danh sách ưu tiên cao của
dân chúng hẳn sẽ không còn lối sống và sự tiêu dùng xa hoa của nhà vua và
giới quyền thế. Trong bối cảnh đó, những thay đổi tạo ra các thể chế kinh tế
tốt hơn trong xã hội sẽ làm cho vua và giới quý tộc trở thành người thua
cuộc cả về chính trị cũng như kinh tế.
Sự tương tác giữa các thể chế kinh tế và chính trị 500 năm trước đây
vẫn phù hợp để ta tìm hiểu lý do khiến nhà nước Congo hiện đại vẫn nghèo
khổ bất hạnh mãi cho đến ngày nay. Sự thống trị của châu Âu ở vùng đất
này và sâu hơn trong lưu vực sông Congo vào thời kỳ “cướp bóc châu Phi”
cuối thế kỷ 19 đã dẫn đến tình trạng không đảm bảo nhân quyền, và quyền
sở hữu tài sản thậm chí còn quá đáng hơn so với Kongo thời trước thuộc