lên ngôi vào ngày 25/1/1327, vì thế năm thứ 20 ở đây là năm 1347] hay
năm, sáu năm trước đó.
Bộ luật này thực chất là nỗ lực nhằm cố định tiền công ở mức từng trả
trước nạn dịch hạch. Điều đặc biệt quan ngại đối với giới quyền thế Anh là
“sự dụ dỗ” hay nỗ lực của một lãnh chúa nhằm thu hút nông nô khan hiếm
từ một lãnh chúa khác. Giải pháp là trừng phạt bằng cách bỏ tù những
người lao động ra đi mà không được phép của chủ nô:
Và nếu thợ gặt, người lao động hay người phục vụ khác bất kể ở vào
điều kiện hay tình trạng nào, được giữ lại phục vụ cho một chủ nô, nhưng
rời bỏ công việc phục vụ nói trên trước khi kết thúc thời hạn thỏa thuận mà
không được phép hay không có nguyên nhân hợp lý, người đó sẽ bị phạt tù,
và không ai… được phép trả công hay được thụ hưởng tiền công, chế phục,
phần thưởng hay lương nhiều hơn so với trước kia như đã quy định trên
đây.
Nỗ lực của nhà nước Anh để ngăn chặn sự thay đổi thể chế và tiền
công xảy ra sau nạn dịch hạch đã không có tác dụng. Năm 1381, Khởi
nghĩa Nông dân nổ ra, và các cuộc bạo loạn dưới sự lãnh đạo của Wat Tyler
thậm chí đã chiếm phần lớn Luân Đôn. Cho dù cuối cùng họ bị đánh bại và
Tyler bị hành quyết, nhưng không còn nỗ lực nào để cưỡng chế thi hành
Luật Lao động nữa. Dịch vụ lao động phong kiến lụi tàn dần, một thị
trường lao động có tính dung hợp bắt đầu nổi lên ở Anh, và tiền công gia
tăng.
Trận dịch xem ra đã tác động đến phần lớn thế giới, và tỷ lệ tử vong ở
mọi nơi là xấp xỉ nhau. Vì thế, tác động nhân khẩu học ở Đông Âu cũng
giống như ở Anh và Tây Âu. Các áp lực xã hội và kinh tế cũng diễn ra
tương tự. Lao động trở nên khan hiếm và dân chúng đòi hỏi nhiều tự do
hơn. Nhưng ở Đông Âu, một lôgic trái ngược đã phát huy tác dụng mạnh
mẽ. Ít người hơn có nghĩa là tiền công cao hơn trong một thị trường lao
động dung hợp. Nhưng điều này mang lại cho giới lãnh chúa động cơ thôi