VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 137

Cho dù vào năm 1346 gần như không có gì khác biệt giữa Đông và

Tây Âu trên phương diện thể chế chính trị và kinh tế, nhưng đến năm 1600,
hai khu vực này đã trở thành những thế giới riêng biệt. Ở Tây Âu, người
lao động không bị lệ thuộc vào thuế khóa, lệ phí nộp phạt, cũng như các
quy định phong kiến, và trở thành thành phần then chốt của một nền kinh tế
thị trường bùng phát. Ở Đông Âu, người lao động cũng tham gia vào một
nền kinh tế thị trường như vậy, nhưng với vai trò nông nô bị cưỡng bức
phải trồng cây lương thực và nông sản theo nhu cầu của Tây Âu. Đó là một
nền kinh tế thị trường, nhưng không có tính dung hợp. Sự phân hóa thể chế
này là hệ quả của một tình huống trong đó sự khác biệt giữa hai vùng thoạt
đầu tưởng chừng rất nhỏ: ở Đông Âu, giới lãnh chúa được tổ chức tốt hơn
đôi chút; họ có nhiều quyền hơn và sở hữu đất đai có tính cố kết hơn. Các
thành phố yếu hơn và nhỏ hơn, người nông dân ít tổ chức hơn. Trong hệ
thống lịch sử hùng vĩ, đây chỉ là những khác biệt nhỏ nhặt. Thế nhưng
những khác biệt nhỏ nhặt giữa Đông và Tây đã mang lại những hệ quả to
lớn đối với cuộc sống của dân chúng và con đường phát triển thể chế tương
lai khi trật tự phong kiến bị lung lay bởi nạn dịch hạch.

Nạn dịch hạch là một ví dụ sống động về một thời điểm quyết định,

một biến cố lớn hay sự tụ hợp của nhiều yếu tố đã phá vỡ thế cân bằng kinh
tế và chính trị hiện hữu trong xã hội. Thời điểm quyết định này là con dao
hai lưỡi có thể dẫn đến bước ngoặt hoàn toàn trong quỹ đạo của một quốc
gia. Một mặt, nó có thể mở đường để phá vỡ hệ thống thể chế chiếm đoạt
và giúp những thể chế dung hợp hơn xuất hiện. Mặt khác, nó có thể tăng
cường sự vươn lên của các thể chế chiếm đoạt, như trong thời kỳ Nông nô
thứ hai ở Đông Âu.

Tìm hiểu cách thức các thời điểm lịch sử quan trọng định hình đường

lối thể chế kinh tế và chính trị như thế nào sẽ giúp chúng ta có một lý
thuyết hoàn chỉnh hơn về nguồn gốc của sự khác biệt về đói nghèo và thịnh
vượng. Thêm vào đó, điều này cũng giúp chúng ta tìm hiểu vị thế các nước
ngày nay và giải thích lý do khiến một số quốc gia chuyển đổi sang các thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.