VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 154

nước tập quyền ra đời rất muộn và rất khó nhọc. Ở những nơi đã có nhà
nước tập quyền thì cũng hết sức chuyên chế như Kongo và thường cũng chỉ
tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi rồi sụp đổ. Châu Phi cùng chia sẻ quỹ
đạo thiếu tập quyền chính trị này với những nước như Afghanistan, Haiti và
Nepal, vốn cũng không thể áp đặt trật tự trên lãnh thổ nước họ và không thể
tạo ra ít nhiều ổn định để đạt được đôi chút tiến bộ kinh tế. Cho dù tọa lạc ở
những vùng rất khác nhau trên thế giới, Afghanistan, Haiti và Nepal có
nhiều điểm chung về mặt thể chế với hầu hết các nước vùng hạ Sahara
thuộc châu Phi và vì thế cũng là những nước nghèo nhất thế giới ngày nay.

Câu chuyện các thể chế châu Phi diễn biến như thế nào để trở thành

hình thức chiếm đoạt như ngày nay, một lần nữa cũng minh họa cho quá
trình phân hóa thể chế được đánh dấu bằng các thời điểm quyết định,
nhưng lần này là với những kết quả hết sức tai hại, nhất là trong quá trình
bành trướng hoạt động buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Đã có những cơ hội
kinh tế mới cho Vương quốc Kongo khi các nhà buôn châu Âu đến nơi này.
Hoạt động thương mại đường dài giúp biến đổi châu Âu cũng đã làm biến
đổi Vương quốc Kongo, nhưng một lần nữa, những khác biệt thể chế ban
đầu đóng vai trò quan trọng. Chủ nghĩa chuyên chế của Kongo chuyển hóa
từ sự thống trị xã hội hoàn toàn, với các thể chế kinh tế chiếm đoạt thâu
tóm hoàn toàn sản lượng nông nghiệp của người dân, sang nô dịch hóa
quần chúng nhân dân và bán họ cho người Bồ Đào Nha để đổi lấy súng ống
và hàng hóa xa xỉ cho giới quyền thế Kongo.

Sự khác biệt ban đầu giữa Anh và Kongo có nghĩa là trong khi các cơ

hội giao thương đường dài tạo ra một thời điểm quyết định hướng tới các
thể chế chính trị đa nguyên ở Anh, thì ở Kongo, chính những cơ hội đó lại
làm triệt tiêu hy vọng đánh bại chủ nghĩa chuyên chế. Ở phần lớn châu Phi,
lợi nhuận đáng kể từ sự nô dịch hóa chẳng những dẫn đến sự tăng cường nô
dịch hóa hơn nữa và quyền sở hữu lại càng bấp bênh hơn cho dân chúng,
mà còn dẫn đến chiến tranh khốc liệt và tàn phá nhiều thể chế hiện có. Chỉ
trong vài thế kỷ, mọi quá trình tập quyền hóa nhà nước đều bị đảo ngược

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.