VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 159

Cách thức phản ứng của Nhật Bản trước mối đe dọa từ các tàu chiến

của Mỹ, thông qua việc khởi động một quá trình chuyển đổi thể chế cơ bản,
sẽ giúp chúng ta tìm hiểu một khía cạnh khác của vị thế các nước xung
quanh ta: sự chuyển đổi từ đình trệ sang tăng trưởng nhanh chóng. Nam
Triều Tiên, Đài Loan, và cuối cùng là Trung Quốc đã đạt được tỷ lệ tăng
trưởng nhanh chóng từ sau Thế chiến thứ hai thông qua một lộ trình tương
tự như Nhật Bản đã đi qua. Trong các trường hợp này, tăng trưởng được
dẫn đầu bằng sự thay đổi có tính lịch sử về thể chế kinh tế của đất nước -
cho dù không nhất thiết có sự thay đổi về thể chế chính trị, như được minh
họa qua trường hợp của Trung Quốc.

Logic về cách thức các thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng đi đến kết

thúc đột ngột rồi đảo ngược như thế nào cũng có liên quan với nhau. Giống
hệt như việc các bước đi quyết định nhằm hướng tới các thể chế kinh tế
dung hợp có thể châm ngòi cho tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sự
chuyển hướng đột ngột của các thể chế dung hợp cũng có thể dẫn đến đình
trệ kinh tế. Nhưng thông thường, sự sụp đổ tăng trưởng nhanh chóng, như ở
Argentina và Liên Xô, là hệ quả của việc tăng trưởng trong các thể chế
chiếm đoạt đi đến hồi kết. Như chúng ta đã thấy, điều này có thể xảy ra do
xâu xé nội bộ để tranh giành lợi lộc từ sự chiếm đoạt, dẫn đến sụp đổ chế
độ, hay do tình trạng thiếu đổi mới và không có sự phá hủy sáng tạo trong
các thể chế chiếm đoạt dẫn đến một ngưỡng giới hạn đối với tăng trưởng
bền vững. Cách thức đất nước Xô viết đạt đến ngưỡng giới hạn này sẽ được
thảo luận chi tiết hơn trong chương sau.

NẾU CÁC THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ và kinh tế của châu Mỹ La-tinh

trong 500 năm qua được định hình bởi thực dân Tây Ban Nha, thì các thể
chế của Trung Đông được định hình bởi thực dân Ottoman. Năm 1453,
người Ottoman dưới sự lãnh đạo của nhà vua Hồi giáo (Sultan) Mehmet II
đã thôn tính Constantinople, biến nơi này thành kinh đô của họ. Suốt thời
gian còn lại của thế kỷ đó, người Ottoman chinh phục những vùng đất rộng
lớn ở Balkans và hầu hết phần còn lại của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào nửa đầu thế kỷ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.