VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 160

16, ách cai trị của đế chế Ottoman bành trướng khắp Trung Đông và Bắc
Phi. Đến năm 1566, khi vị vua Hồi giáo Sultan Süleymen I, được gọi là
Hoàng đế Cao cả qua đời, đế chế của ông trải rộng từ Tunisia ở phía Tây,
xuyên qua Ai Cập đến tận Mecca ở bán đảo Ảrập, và đến nơi mà giờ đây là
đất nước Iraq hiện đại. Nhà nước Ottoman là nhà nước chuyên chế, trong
đó nhà vua Hồi giáo gần như không có trách nhiệm giải trình và không chia
sẻ quyền lực với bất kỳ ai. Các thể chế kinh tế của người Ottoman có tính
chiếm đoạt cao độ. Không có sở hữu tư nhân đối với đất đai; toàn bộ đất
đai thuộc sở hữu nhà nước. Thuế đất và sản lượng nông nghiệp cùng với
chiến lợi phẩm từ chiến tranh là nguồn thu ngân sách chính. Tuy nhiên, nhà
nước Ottoman không thống trị Trung Đông theo cùng một cách thức như
họ có thể thống trị khu trung tâm ở Anatolia hay thậm chí với mức độ như
nhà nước Tây Ban Nha đã thống trị xã hội châu Mỹ La-tinh. Nhà nước
Ottoman liên tục bị người Ảrập du cư và các bộ lạc hùng mạnh khác ở bán
đảo Ảrập gây khó khăn. Chẳng những họ không có khả năng áp đặt một trật
tự ổn định trên phần lớn lãnh thổ Trung Đông mà còn không có năng lực tổ
chức thu thuế. Vì thế họ “bán khoán” việc thu thuế cho các cá nhân, nghĩa
là bán đứt quyền thu thuế cho những người khác, cho phép những người
này được thu thuế bằng bất kỳ cách nào khả dĩ. Những người nhận khoán
thuế này (tax farmers) trở nên tự trị và có quyền lực. Thuế suất trên các
lãnh thổ Trung Đông rất cao, từ một nửa đến 2/3 sản lượng nông dân sản
xuất ra. Phần lớn nguồn thu này được những người nhận khoán thuế giữ lại.
Vì nhà nước Ottoman không thể thiết lập một trật tự ổn định ở đây, nên các
quyền sở hữu tài sản không được đảm bảo, và tình trạng vô luật pháp cũng
như cướp bóc tràn lan khi các băng nhóm vũ trang tranh giành quyền kiểm
soát địa phương. Ví dụ như ở Palestine, tình hình thảm khốc đến mức ngay
từ cuối thế kỷ 16, nông dân đã phải lìa bỏ phần lớn đất đai màu mỡ và di
dời lên các vùng núi cao, giúp họ trốn tránh các băng đảng.

Các thể chế kinh tế chiếm đoạt ở các vùng đô thị của Đế chế Ottoman

cũng không kém phần ngột ngạt. Hoạt động thương mại phải chịu sự kiểm
soát của nhà nước, và nghề nghiệp được điều tiết chặt chẽ bởi các phường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.