VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 163

mạng công nghiệp ra sao.

• Chính bản thân người châu Âu đã dập tắt khả năng tăng trưởng kinh

tế như thế nào ở nhiều nơi trên thế giới mà họ đến chinh phục.

• Vòng xoáy đi xuống và quy luật sắt của thể chế chính trị đầu sỏ đã

tạo ra một khuynh hướng mãnh liệt để các thể chế chiếm đoạt tồn tại dai
dẳng, và vì thế, những nơi mà cuộc Cách mạng công nghiệp không lan đến
được ngay từ đầu vẫn còn tương đối nghèo.

• Tại sao cuộc Cách mạng công nghiệp và các công nghệ mới khác

không lan truyền và không thể lan truyền đến những nơi trên thế giới mà
cho đến tận ngày nay mức độ tập quyền tối thiểu của nhà nước vẫn chưa
đạt được.

Thảo luận của chúng tôi cũng sẽ cho thấy những nơi đã xoay sở để

thay đổi thể chế theo chiều hướng dung hợp hơn, như Pháp hay Nhật Bản,
hay những nơi đã ngăn chặn sự thành lập các thể chế chiếm đoạt, như Hoa
Kỳ và Úc, sẽ dễ lĩnh hội sự lan truyền của cuộc Cách mạng công nghiệp
hơn và sẽ tiến lên phía trước. Như trường hợp nước Anh, không phải lúc
nào đây cũng là một quá trình xuôi chèo mát mái, và trên hành trình này,
nhiều thách thức đối với các thể chế dung hợp đã được khắc phục, đôi khi
do diễn biến động học của vòng xoáy đi lên, đôi khi nhờ vào lộ trình ngẫu
nhiên của lịch sử.

Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ thảo luận sự thất bại của các quốc gia

ngày nay chịu ảnh hưởng nặng nề của lịch sử thể chế nước họ như thế nào,
sự tư vấn chính sách thấm nhuần các giả thuyết sai lạc và có tiềm năng gây
lạc hướng ra sao, và các quốc gia vẫn còn có thể chớp lấy các thời điểm
quyết định và phá vỡ khuôn khổ như thế nào nhằm cải cách thể chế và
bước vào một lộ trình thịnh vượng hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.