VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 164

5. “TÔI ĐÃ NHÌN THẤY TƯƠNG LAI,
VÀ NÓ ĐANG CHẠY TỐT”: TĂNG
TRƯỞNG TRONG CÁC THỂ CHẾ
CHIẾM ĐOẠT

TÔI ĐÃ NHÌN THẤY TƯƠNG LAI

NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ THỂ CHẾ đóng vai trò quan trọng trong

việc giải thích sự tăng trưởng kinh tế qua các thời đại. Nhưng nếu hầu hết
các xã hội trong lịch sử đều dựa vào các thể chế chính trị và kinh tế chiếm
đoạt, thì phải chăng điều này có nghĩa là tăng trưởng không bao giờ xảy ra?
Đương nhiên không phải vậy. Các thể chế chiếm đoạt, theo chính lôgic của
chúng, phải tạo ra của cải để có thể chiếm đoạt. Một kẻ thống trị độc quyền
hóa quyền lực chính trị và kiểm soát nhà nước tập quyền có thể tạo ra một
hệ thống quy tắc, một mức độ luật pháp và trật tự nào đó, và có thể kích
thích hoạt động kinh tế.

Nhưng tăng trưởng trong các thể chế chiếm đoạt khác về bản chất so

với tăng trưởng do các thể chế dung hợp đem lại. Khác biệt quan trọng nhất
nằm ở tính bền vững của tăng trưởng, vốn đòi hỏi phải có thay đổi công
nghệ, trong khi tăng trưởng trong các thể chế chiếm đoạt thường dựa vào
các công nghệ hiện có. Quỹ đạo kinh tế của Liên Xô cho ta một ví dụ minh
họa sống động về cách thức thẩm quyền và động cơ khuyến khích do nhà
nước tạo ra có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong các thể
chế chiếm đoạt như thế nào và kiểu tăng trưởng này cuối cùng sẽ đi đến kết
thúc và sụp đổ ra sao.

THẾ CHIẾN THỨ NHẤT kết thúc, các cường quốc, cả thắng và bại

trận, nhóm họp trong tòa lâu đài lớn ở Versailles ngoại ô Paris để quyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.