Bản đồ 11: Đế quốc La Mã năm 117 SCN (p.217)
Chính sự chuyển đổi từ nền cộng hòa sang chế độ nguyên thủ, rồi sau
đó là một đế quốc trần trụi, đã gieo rắc mầm mống cho sự suy tàn của La
Mã. Các thể chế chính trị dung hợp một phần, từng đặt nền tảng cho sự
thành công kinh tế, dần dần bị mai một. Ngay cả khi Cộng hòa La Mã tạo
ra một sân chơi nghiêng về phía tầng lớp nguyên lão và những người La
Mã giàu có khác thì đó cũng không phải là một chế độ chuyên chế và
không bao giờ tập trung quá nhiều quyền lực vào một chức vụ. Sự thay đổi
mà Augustus tạo ra, cũng hệt như việc đóng cửa Venice, thoạt tiên là trên
phương diện chính trị nhưng rồi đã có những hệ lụy kinh tế đáng kể. Như
một hệ quả của sự thay đổi này, cho đến thế kỷ thứ 5 SCN, Đế quốc Tây La
Mã, được gọi là “Tây” sau khi tách khỏi phương Đông, đã sa sút về kinh tế
và quân đội, và ở bên bờ vực của sự sụp đổ.
…LA MÃ MỘT THỜI SUY TÀN