VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 212

Flavius Aetius là một người có tính cách sôi động và thú vị khác

thường sống ở thời kỳ cuối của Đế quốc La Mã, với biệt danh “người La
Mã cuối cùng” trong tác phẩm Sự suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã
(The Decline and Fall of the Roman Empire) của Edward Gibbon. Từ năm
433 đến 454 SCN, khi ông bị hoàng đế Valentinian III ám sát, tướng Aetius
có lẽ là người giàu quyền lực nhất ở Đế quốc La Mã. Ông định hình chính
sách đối nội và đối ngoại, và tham gia trong các cuộc chiến chống lại các
bộ tộc man rợ cũng như những người La Mã khác trong các cuộc nội chiến.
Ông cũng là người duy nhất trong các vị tướng lĩnh quyền lực tung hoành
trong nội chiến không phải để tìm kiếm ngôi vị hoàng đế cho riêng mình.
Từ cuối thế kỷ thứ 2, nội chiến đã trở thành thực tế cuộc sống ở Đế quốc La
Mã. Từ sau cái chết của Marcus Aurelius vào năm 180 SCN cho đến khi
Đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào năm 476 SCN, gần như không có thập niên
nào mà không có nội chiến hay đảo chính cung đình chống lại nhà vua.
Hiếm có vị hoàng đế nào qua đời vì nguyên nhân tự nhiên hay hy sinh trên
chiến trường. Hầu hết bị ám sát bởi những kẻ tranh quyền đoạt vị hay chính
các chiến binh của họ.

Sự nghiệp của Aetius minh họa cho những thay đổi từ nền Cộng hòa

La Mã và thời kỳ đầu của Đế quốc La Mã cho đến hồi kết của đế quốc này.
Sự tham gia vào các cuộc nội chiến triền miên và quyền lực của ông trong
mọi lĩnh vực hoạt động của đế quốc không chỉ tương phản với quyền lực
hạn chế hơn nhiều của các vị tướng lĩnh và nguyên lão trong những thời kỳ
trước đó, mà còn giúp ta thấy vận mệnh của người La Mã đã thay đổi triệt
để theo nhiều cách như thế nào trong suốt thời gian này.

Vào thời kỳ cuối của Đế quốc La Mã, các bộ tộc bị coi là man rợ,

những người thoạt đầu chiếm đa số và được đưa vào quân đội La Mã hay
được sử dụng làm nô lệ, trở nên chi phối nhiều phần lãnh thổ của đế chế.
Thời thanh niên, Aetius bị các bộ tộc man di này - thoạt đầu là người Goths
dưới sự lãnh đạo của Alaric và sau đó là rợ Hung (the Huns) - bắt làm con
tin. Mối quan hệ của người La Mã với các bộ tộc man di này cho thấy sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.