tăng từng làm nền tảng cho xung đột giữa Tiberius Gracchus và giới quý
tộc vẫn tiếp diễn, thậm chí còn tăng cường hơn nữa.
Sự tích lũy quyền lực ở trung ương làm cho quyền sở hữu tài sản của
người dân La Mã trở nên ít bảo đảm hơn. Đất đai của nhà nước cũng mở
rộng theo đế chế như một hệ quả của hiện tượng sung công, và ở nhiều
vùng lãnh thổ thuộc đế chế, đất của nhà nước chiếm đến một nửa diện tích.
Các quyền sở hữu trở nên đặc biệt bất ổn do sự tập trung quyền lực vào tay
hoàng đế và đám tùy tùng của ông. Theo một mô thức không khác biệt lắm
so với những gì từng xảy ra ở các thành bang Maya, xâu xé nội bộ để giành
quyền kiểm soát vị trí quyền lực gia tăng. Nội chiến xảy ra liên miên, thậm
chí từ trước thế kỷ thứ 5 nhiễu nhương rối loạn, khi các bộ tộc man rợ tiếm
quyền. Ví dụ, Septimius Severus thâu tóm quyền lực từ Didius Julianus,
người tự xưng vương sau khi ám sát Pertinax vào năm 193 SCN. Severus,
vị vua thứ ba trong năm này, thường được gọi là “năm có 5 vua”, khi đó đã
tiến hành cuộc chiến chống lại những kẻ tranh giành ngôi báu khác, các vị
tướng Pescennius Niger và Clodius Albinus, những người cuối cùng lần
lượt bị đánh bại vào các năm 194 và 197 SCN. Severus sung công toàn bộ
tài sản của các đối thủ bại trận trong cuộc nội chiến tiếp theo. Mặc dù
những người thống trị có năng lực như Trajan (98-117 SCN), Hadrian và
Marcus Aurelius trong thế kỷ sau có thể làm chậm bước chân suy tàn của
đế chế, nhưng họ không thể hay không muốn giải quyết các vấn đề thể chế
cơ bản. Không ai đề nghị từ bỏ đế chế hay tái lập các thể chế chính trị hữu
hiệu theo đường lối của Cộng hòa La Mã xưa kia. Marcus Aurelius, bất kể
tất cả những thành công của mình, đã truyền ngôi cho con trai Commodus,
lại là một người giống như Caligula hay Nero hơn là giống cha.
Tình trạng bất ổn ngày càng tăng, thể hiện rõ rệt qua quy hoạch và vị
trí của các tỉnh thành thuộc đế chế. Đến thế kỷ thứ 3 SCN, mọi thành phố
lớn trong đế chế đều có một thành lũy phòng thủ. Trong nhiều trường hợp,
các đài tưởng niệm còn bị phá sập để lấy gạch đá dùng làm pháo đài. Ở
Gaul trước khi người La Mã xuất hiện vào năm 125 TCN, người ta thường