đơn, trong khi công ty chỉ có 11. Các lái buôn cũng tập hợp được nhiều chữ
ký hơn cho các đơn kiến nghị của họ, tổng cộng là 8.000 chữ ký, so với
2.500 chữ ký về phía công ty. Cuộc đấu tranh tiếp diễn đến năm 1698, khi
thế lực độc quyền của Công ty Châu Phi Hoàng gia bị phá vỡ.
Cùng với những thay đổi giúp quyết định các thể chế kinh tế và sự đáp
ứng nhanh nhạy này từ sau năm 1688, các đại biểu Quốc hội bắt đầu thực
hiện hàng loạt thay đổi lớn về thể chế kinh tế và chính sách nhà nước mà
cuối cùng đã lát đường cho cuộc Cách mạng công nghiệp. Quyền sở hữu bị
xói mòn dưới thời các vua Stuart được củng cố. Quốc hội bắt đầu một quá
trình cải cách thể chế kinh tế để thúc đẩy công nghiệp chế tạo, thay vì đánh
thuế và ngăn chặn. Chẳng bao lâu sau khi William và Mary lên ngôi, thuế
lò sưởi - một loại thuế thường niên đánh vào lò sưởi, chủ yếu do các nhà
sản xuất chịu và bị họ phản đối quyết liệt - đã được bãi bỏ vào năm 1689.
Thay vì đánh thuế lò sưởi, Quốc hội bắt đầu chuyển sang đánh thuế đất.
Việc tái phân phối gánh nặng thuế không phải là chính sách duy nhất
thiên vị công nghiệp chế tạo mà Quốc hội ủng hộ. Hàng loạt đạo luật và
quy định giúp mở rộng thị trường và lợi nhuận của ngành dệt len được
thông qua. Điều này hoàn toàn có ý nghĩa chính trị, vì nhiều đại biểu Quốc
hội từng chống đối Vua James đã đầu tư nhiều vào các doanh nghiệp công
nghiệp chế tạo còn non trẻ này. Quốc hội cũng thông qua luật cho phép tái
tổ chức hoàn toàn các quyền sở hữu đất đai, cho phép hợp nhất và bãi bỏ
nhiều hình thức quyền sở hữu và sử dụng đất cổ xưa.
Một ưu tiên khác của Quốc hội là cải cách tài chính. Mặc dù hoạt động
ngân hàng và tài chính đã mở mang từ thời kỳ trước Cách mạng Vinh
quang, quá trình này được kiện toàn hơn nữa thông qua sự ra đời của Ngân
hàng Anh vào năm 1694 như một nguồn vốn dành cho hoạt động công
nghiệp. Đó cũng là một kết quả trực tiếp khác của cuộc Cách mạng Vinh
quang. Sự ra đời của Ngân hàng Anh lát đường cho một cuộc “cách mạng
tài chính” sâu rộng hơn, dẫn đến sự mở rộng đáng kể của các thị trường tài