năm 1738, khi Lewis Paul được cấp bằng phát minh về một phương pháp
mới để xe sợi bằng các con lăn thay cho việc dùng tay kéo sợi đang xe. Tuy
nhiên, cỗ máy vận hành không trôi chảy và chính các phát minh của
Richard Arkwright và James Hargreaves mới thật sự cách mạng hóa hoạt
động xe sợi.
Năm 1769, Arkwright, một trong những nhân vật lỗi lạc của cuộc
Cách mạng công nghiệp, được cấp bằng phát minh cho “guồng quay nước”
(water frame), một sự cải tiến vĩ đại so với cỗ máy của Lewis. Ông thành
lập một công ty hợp danh với Jedediah Strutt và Samuel Need, vốn là các
nhà sản xuất hàng dệt kim. Năm 1771, họ xây dựng một trong những nhà
máy đầu tiên trên thế giới ở Cromford. Các cỗ máy mới chạy bằng nước,
nhưng về sau, Arkwright thực hiện sự cải tiến quan trọng để chuyển sang
sử dụng năng lượng hơi nước. Đến năm 1774, công ty của ông tuyển dụng
600 công nhân, và nhanh chóng mở rộng hoạt động, cuối cùng đã xây dựng
nhà máy ở Manchester, Matlock, Bath và New Lanark ở Scotland. Các phát
minh của Arkwright được bổ trợ bằng các sáng kiến của Hargreaves vào
năm 1764 về máy se nhiều sợi cùng một lúc (spinning jenny), rồi lại được
Samuel Crompton phát triển vào năm 1779 thành máy kéo sợi (mule) và về
sau, Richard Roberts lại cải tiến thành máy kéo sợi tự hành. Các phát minh
này thật sự đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành dệt: vào đầu thế
kỷ, những người se sợi thủ công phải mất 50.000 giờ để xe được một lượng
bông nặng 100 pound (khoảng 45 kg). Guồng quay nước của Arkwright có
thể làm điều này trong 300 giờ, và máy kéo sợi tự hành chỉ mất 135 giờ.
Cùng với việc cơ giới hóa hoạt động xe sợi là cơ giới hóa hoạt động
dệt vải. Bước tiến quan trọng đầu tiên là phát minh con thoi của John Kay
vào năm 1733. Mặc dù thoạt đầu nó chỉ đơn thuần giúp tăng năng suất dệt
thủ công, tác động lâu dài nhất của nó là mở đường cho việc cơ giới hóa
hoạt động dệt vải. Xây dựng trên con thoi, Edmunnd Cartwright du nhập
khung cửi dệt vải chạy bằng năng lượng vào năm 1785, bước tiến đầu tiên