VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 277

đổi mới và các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp. Ví dụ như
ở Tây Ban Nha, tình trạng không đảm bảo quyền sở hữu và sa sút kinh tế
lan rộng có nghĩa là dân chúng không có động cơ khuyến khích đầu tư và
sự hy sinh cần thiết. Ở nước Nga và Áo-Hung, không chỉ đơn thuần là sự
bỏ bê và quản lý sai lầm của giới quyền thế và sự sa sút kinh tế ngấm ngầm
trong các thể chế chiếm đoạt đã ngăn cản công nghiệp hóa; mà đúng hơn,
những người cai trị đã tích cực cản trở mọi nỗ lực du nhập các công nghệ
mới và đầu tư cơ bản vào cơ sở hạ tầng như đường sắt mà lẽ ra có thể làm
con đường dẫn truyền công nghiệp.

Tại thời điểm Cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19,

bản đồ chính trị châu Âu hoàn toàn khác so với ngày nay. Đế chế La Mã
thần thánh như một mảnh chăn chắp vá gồm hơn 400 chính thể, cuối cùng
hầu hết đều kết hợp vào nước Đức, bao trùm phần lớn Trung Âu. Hoàng tộc
Habsburg vẫn là một lực lượng chính trị lớn, và đế chế của họ, được gọi là
Đế quốc Habsburg hay Đế quốc Áo-Hung, bao phủ một vùng rộng lớn
khoảng 250 nghìn dặm vuông, ngay cả khi không còn bao gồm Tây Ban
Nha, sau khi dòng họ Bourbons thôn tính ngai vàng Tây Ban Nha vào năm
1700. Về dân số, đó là nhà nước lớn thứ ba và chiếm 1/7 dân số châu Âu.
Vào cuối thế kỷ 18, lãnh thổ Habsburg về phía tây bao gồm cả nước Bỉ
ngày nay, khi đó gọi là Hà Lan thuộc Áo. Tuy nhiên, phần rộng lớn nhất là
những vùng đất tiếp giáp xung quanh Áo và Hungary, bao gồm Cộng hòa
Czech và Slovakia về phía bắc, cũng như Slovenia, Croative và các vùng
rộng lớn của Ý và Serbia về phía nam. Về phía đông, nó cũng bao trùm
phần lớn nơi mà hiện nay là Romania và Ba Lan.

Các thương nhân trên lãnh địa Habsburg kém quan trọng hơn nhiều so

với ở Anh, và chế độ nông nô thịnh hành trên các vùng đất ở Đông Âu.
Như ta đã thấy trong chương 4, Hungary và Ba Lan là trung tâm của thời
kỳ Nông nô thứ hai ở Đông Âu. Không như các vị vua Stuart, vương triều
Habsburg đã thành công trong việc duy trì sự cai trị mang tính chuyên chế
cao độ. Francis I, vị hoàng đế cuối cùng của Đế quốc La Mã thần thánh từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.