năm 1792 đến 1806, và sau đó trở thành hoàng đế Áo-Hung cho đến khi
ông băng hà năm 1835, là một người theo chủ nghĩa chuyên chế tột bực.
Francis I không công nhận bất kỳ sự giới hạn nào đối với quyền lực của
mình, và trên hết, ông muốn bảo toàn hiện trạng chính trị. Chiến lược cơ
bản của ông là chống lại mọi loại thay đổi. Năm 1821, ông tuyên bố điều
này trong một bài diễn thuyết, đặc trưng của các nhà vua Habsburg, trước
các giáo viên trong một trường học ở Laibach rằng: “Trẫm không cần
những nhà bác học, mà trẫm cần những công dân lương thiện thật thà.
Công việc của các ngươi là đào tạo những người trẻ tuổi theo chiều hướng
này. Những người phục vụ trẫm phải giảng dạy những gì trẫm ra lệnh. Nếu
ai không làm được điều này, hay đến với những ý tưởng mới, người đó có
thể ra đi, nếu không trẫm sẽ sa thải họ”.
Nữ hoàng Maria Theresa trị vì từ năm 1740 đến 1780 thường đáp ứng
trước các đề xuất cải tiến hay thay đổi thể chế bằng tuyên bố: “Cứ để
nguyên mọi thứ như thế”. Tuy nhiên, bà và con trai, Joseph II, người lên
ngôi hoàng đế từ năm 1780 đến 1790, đã triển khai một nỗ lực xây dựng
một nhà nước trung ương quyền lực hơn và một hệ thống hành chính hữu
hiệu hơn. Tuy nhiên, họ làm điều này trong bối cảnh một hệ thống chính trị
không có ràng buộc thực tế đối với hành động của chính họ và gần như
không có yếu tố đa nguyên. Không có Quốc hội để có thể phát huy dù thậm
chí chỉ là một chút kiểm soát đối với triều đình, mà chỉ có một hệ thống
nghị viện và các đẳng cấp theo vùng, mà trong lịch sử từng có đôi chút
quyền lực về việc thu thuế và tuyển dụng quân đội. So với các nhà vua Tây
Ban Nha, thậm chí việc kiểm soát đối với hành động của các hoàng đế
Habsburg Áo-Hung còn ít hơn, và quyền lực chính trị tập trung vào tay một
số ít người.
Khi chế độ chuyên chế của hoàng tộc Habsburg củng cố vào thế kỷ 18,
quyền lực của các thể chế ngoài triều đình càng suy yếu hơn. Khi một đoàn
đại biểu nhân dân từ tỉnh Tyrol thuộc Áo kiến nghị lên Vua Francis về hiến
pháp, ông đáp: “Vậy ra các ngươi muốn có hiến pháp!… Hãy xem nào,