nhân chủ yếu tham gia vào hoạt động thương mại nội địa thì nhà nước độc
quyền hóa thương mại hải ngoại. Triều đại nhà Minh bắt đầu từ năm 1368
và vị hoàng đế đầu tiên là Minh Thái Tổ (Hồng Vũ hoàng đế) trị vì trong
30 năm. Hồng Vũ lo sợ rằng thương mại hải ngoại sẽ gây bất ổn về mặt
chính trị và xã hội, nên ông chỉ cho phép hoạt động thương mại quốc tế do
nhà nước tổ chức, và chỉ liên quan đến lễ vật triều cống, chứ không phải
hoạt động thương mại. Hồng Vũ thậm chí còn hành quyết hàng trăm người
bị buộc tội là cố gắng biến hóa sứ mệnh triều cống thành các thương vụ. Từ
năm 1377 đến 1397, sứ mệnh triều cống qua đại dương bị cấm. Ông cấm
các cá nhân không được giao thương với người nước ngoài và không cho
phép người Trung Quốc đi ra hải ngoại.
Năm 1402, Hoàng đế Vĩnh Lạc lên ngôi và bắt đầu một trong những
thời kỳ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc thông qua khởi động lại
hoạt động ngoại thương do nhà nước bảo trợ trên quy mô lớn. Vĩnh Lạc
bảo trợ cho đô đốc Trịnh Hòa thực hiện sáu chuyến hải trình vĩ đại đến
Đông Nam và Nam Á, Ảrập và châu Phi. Người Trung Quốc biết về những
địa phương này từ lịch sử quan hệ thương mại lâu đời, nhưng trước đây
chưa từng có hoạt động nào xảy ra trên quy mô lớn đến thế. Đoàn tàu đầu
tiên bao gồm 27.800 người và 62 tàu châu báu lớn, cùng với 190 tàu nhỏ
hơn, bao gồm một tàu chuyên dụng chở nước ngọt, các tàu khác chở hàng
dự trữ, và các tàu khác chở binh lính. Thế nhưng Hoàng đế Vĩnh Lạc tạm
dừng hoạt động này sau chuyến hải hành thứ sáu vào năm 1422. Người kế
vị ông, Hoàng đế Hồng Hy trị vì từ năm 1424 đến 1425 đã chấm dứt hẳn
những chuyến đi này. Hồng Hy sớm băng hà và Hoàng đế Tuyên Đức lên
nối ngôi, thoạt đầu cho phép Trịnh Hòa thực hiện chuyến đi cuối cùng vào
năm 1433. Nhưng sau đó, toàn bộ hoạt động thương mại hải ngoại bị cấm.
Đến năm 1436, việc tổ chức các chuyến viễn dương thậm chí còn bị xem là
bất hợp pháp. Chủ trương bế quan tỏa cảng được duy trì cho đến năm 1567.
Những sự kiện này, dù chỉ là phần nổi của tảng băng thể chế có tính
chiếm đoạt ngăn chặn nhiều hoạt động kinh tế bị cho là có tiềm năng gây