quả xấu cho khu vực Đông Nam Á. Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty cổ
phần thứ hai được thành lập ở châu Âu, sau Công ty Đông Ấn Anh Quốc -
một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển công ty hiện đại mà sau
đó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp châu Âu.
Nó cũng là công ty thứ hai có quân đội riêng và có quyền xâm chiếm và
thuộc địa hóa các lãnh thổ khác. Giờ đây bằng sức mạnh quân sự của Công
ty Đông Ấn Hà Lan, người Hà Lan tiến hành loại bỏ tất cả những ai có khả
năng can thiệp vào ngành buôn gia vị để cưỡng chế hiệp ước của họ với
quốc vương đảo Ambon. Họ chiếm giữ một pháo đài chủ chốt của người
Bồ Đào Nha vào năm 1605 và dùng vũ lực trục xuất tất cả các thương nhân
khác. Sau đó họ mở rộng phạm vi về phía các đảo Molucca ở phía bắc,
buộc các quốc vương đảo Tidore, Ternate và Bacan phải đồng ý không cho
phép trồng hay buôn bán đinh hương trên lãnh thổ của họ. Thậm chí họ còn
ép Ternate phải đồng ý cho phép người Hà Lan được đến và tiêu hủy tất cả
các cây đinh hương tìm thấy trên đảo.
Đảo Ambon được cai trị theo cách thức giống như phần lớn châu Âu
và châu Mỹ vào thời đó. Người dân đảo phải triều cống cho quốc vương
của họ và bị buộc lao động cưỡng bức. Ngươi Hà Lan đã tiếp quản và tăng
cường những phương thức cai trị này để bòn rút được nhiều sức lao động
hơn và thu được nhiều đinh hương hơn. Trước khi có sự xuất hiện của
người Hà Lan, các hộ gia đình gồm nhiều thế hệ trong một nhà phải cống
nộp đinh hương cho tầng lớp thống trị đảo Ambon. Người Hà Lan giờ đây
quy định rằng mỗi hộ gia đình buộc phải canh tác và trồng một số lượng
cây đinh hương nhất định. Các hộ gia đình còn có nghĩa vụ phải lao dịch
cho người Hà Lan.
Người Hà Lan còn nắm giữ các đảo Banda, dự định nắm độc quyền
buôn bán trái chùy và nhục đậu khấu. Nhưng các hòn đảo Banda được tổ
chức hoàn toàn khác với đảo Ambon. Chúng bao gồm những thành bang
nhỏ, tự chủ, và không có một cấu trúc chính trị hay xã hội phân tầng nào.
Những quốc gia nhỏ này, trên thực tế không khác gì những thị trấn nhỏ,