bằng xe. Xa hơn về phía đông, một số thay đổi xã hội tương tự cũng xảy ra.
Ví dụ như vua xứ Dahomey có những đồn điền lớn khai thác dầu dừa gần
các cảng ven biển như Whydah và Porto Novo, tất cả đều dựa vào công sức
lao động của nô lệ.
Vì vậy việc bãi bỏ buôn bán lệ không dẫn đến sự tàn lụi của chế độ nô
lệ ở châu Phi mà chỉ đưa đến việc tái phân bố nô lệ: thay vì sử dụng họ ở
châu Mỹ thì giờ sử dụng họ ngay tại châu Phi. Hơn nữa, nhiều thể chế
chính trị được sản sinh từ ngành buôn bán nô lệ trong hai thế kỷ trước vẫn
không có gì thay đổi và khuôn mẫu ứng xử vẫn tiếp tục giữ nguyên như
trước. Ví dụ như ở Nigeria trong thập niên 1820 và 1830, vương quốc Oyo
một thời hùng mạnh sụp đổ vì bị các cuộc nội chiến làm cho suy yếu và do
sự trỗi dậy của các thành bang Yoruba ở phía nam, ví dụ như Illorin và
Ibadan, đã trực tiếp tham gia vào việc buôn nô lệ. Vào thập niên 1830, thủ
phủ của Oyo bị tấn công và tàn phá, và sau đó các thành phố Yoruba tranh
giành quyền lực với Dahomey để nắm quyền kiểm soát khu vực. Họ gây
chiến với nhau gần như không dứt trong suốt đầu thế kỷ 19, dẫn đến sự
xuất hiện một số lượng nô lệ khổng lồ. Song song với nó là các đợt cướp
bóc, bắt nô lệ cũng như trò dùng phán quyết của đền thờ. Bắt cóc trở thành
một vấn nạn nghiêm trọng ở một số nơi trên Nigeria đến mức cha mẹ
không dám cho con cái của họ ra ngoài chơi vì sợ chúng sẽ bị bắt để bán
làm nô lệ.
Kết quả là chế độ nô lệ thay vì giảm dường như lại gia tăng ở châu Phi
trong suốt thế kỷ 19. Mặc dù khó có được một con số chính xác, một số tư
liệu do các du khách và lái buôn viết trong giai đoạn này cho thấy ở vương
quốc Asante ở Tây Phi và Dahomey và ở các thành bang Yoruba, hơn một
nửa dân số là nô lệ. Những dữ liệu chính xác hơn thu được thông qua các
hồ sơ thuộc địa Pháp dành cho vùng tây Sudan, một dải đất rộng lớn phía
tây châu Phi kéo dài từ Senegal qua Mali và Burkina Faso, đến Niger và
Chad. Trong khu vực này, 30% dân số tại thời điểm năm 1900 là nô lệ.