VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 527

15. TÌM HIỂU SỰ THỊNH VƯỢNG VÀ
ĐÓI NGHÈO

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ

CÓ SỰ KHÁC BIỆT LỚN về mức sống giữa các khu vực khác nhau

trên thế giới. Ngay cả những công dân nghèo nhất của Hoa Kỳ cũng có
mức thu nhập và thụ hưởng những điều kiện chăm sóc y tế, giáo dục, dịch
vụ công cộng, các cơ hội kinh tế và xã hội cao hơn rất nhiều so với đại đa
số những người dân sống ở vùng hạ Sahara châu Phi, Nam Á và Trung Mỹ.
Sự tương phản giữa Nam và Bắc Triều Tiên, giữa hai miền của thành phố
Nogales, hay giữa Hoa Kỳ và Mexico nhắc nhở chúng ta rằng sự khác biệt
giàu nghèo là một hiện tượng mới xảy ra gần đây. 500 năm về trước,
Mexico, quê hương của nhà nước Aztec, chắc chắn giàu hơn so với các
chính thể phương bắc. Mãi đến tận thế kỷ 19, Hoa Kỳ mới vượt qua được
Mexico. Trong khi đó, sự chênh lệch về mức sống giữa hai bên bờ rào của
Nogales thậm chí còn gần đây hơn nữa. Giữa Nam và Bắc Triều Tiên cũng
không hề có sự khác biệt về kinh tế cũng như về xã hội và văn hóa trước
khi đất nước bị chia cắt ở vĩ tuyến 38 sau Thế chiến thứ hai. Tương tự như
vậy, phần lớn những khác biệt kinh tế chúng ta quan sát được ngày hôm
nay chỉ mới xuất hiện trong vòng 200 năm trở lại đây.

Phải chăng đây là những kết cục tất yếu? Có phải việc Tây Âu, Hoa

Kỳ và Nhật Bản sẽ trở nên thịnh vượng hơn rất nhiều so với vùng hạ
Sahara châu Phi, châu Mỹ La-tinh và Trung Quốc trong vòng 200 năm trở
lại đây là điều đã được lịch sử, địa lý, văn hóa hay dân tộc định sẵn? Có
phải sự kiện Cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh trong thế kỷ 18, sau đó
lan sang Tây Âu và các thuộc địa của châu Âu ở Bắc Mỹ và châu Úc là
điều không thể tránh khỏi? Liệu một giả định trái ngược với thực tế, rằng
Peru chứ không phải Anh là chiếc nôi của Cách mạng Vinh quang và Cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.