VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 529

cấp độ thứ hai, lý thuyết này giải thích về cách thức lịch sử đã định hình
quỹ đạo thể chế của các quốc gia như thế nào.

Mối liên kết giữa thịnh vượng với các thể chế kinh tế và chính trị dung

hợp đóng vai trò trung tâm trong lý thuyết của chúng tôi. Các thể chế kinh
tế dung hợp luôn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự tăng trưởng kinh tế so
với các thể chế kinh tế chiếm đoạt, bởi các thể chế dung hợp thực thi tốt
quyền sở hữu, tạo ra sân chơi bình đẳng và khuyến khích đầu tư vào công
nghệ và kỹ năng mới giúp tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, các thể chế
kinh tế chiếm đoạt được cấu trúc sao cho một nhóm thiểu số có thể chiếm
đoạt nguồn lực từ nhiều người, đồng thời không bảo vệ quyền sở hữu hay
không tạo ra khuyến khích đối với hoạt động kinh tế. Đến lượt chúng, các
thể chế kinh tế dung hợp lại được hỗ trợ bởi, và hỗ trợ cho, các thể chế
chính trị dung hợp; đó là những thể chế phân bổ quyền lực chính trị hết sức
rộng rãi trên nguyên tắc đa nguyên và có thể đạt được một mức độ tập
trung chính trị nhất định để thiết lập luật pháp và trật tự, làm nền tảng vững
chắc cho các quyền sở hữu chắc chắn và cho nền kinh tế thị trường dung
hợp. Tương tự, các thể chế kinh tế chiếm đoạt liên kết chặt chẽ với các thể
chế chính trị chiếm đoạt, tập trung quyền lực vào tay một số ít người; và
những người này sẽ có động cơ duy trì và phát triển các thể chế kinh tế
chiếm đoạt phục vụ lợi ích riêng, đồng thời sử dụng nguồn lực chiếm đoạt
được để củng cố quyền lực mà họ nắm giữ.

Những xu hướng này không có nghĩa là các thể chế kinh tế và chính

trị chiếm đoạt không nhất quán với tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu các
yếu tố khác không đổi, thì giới quyền thế ở khắp mọi nơi đều muốn khuyến
khích tăng trưởng càng nhiều để có thể chiếm đoạt nhiều hơn. Thông
thường, những thể chế chiếm đoạt sau khi đã đạt được một mức độ tập
trung chính trị tối thiểu nào đó sẽ có thể tạo ra một mức tăng trưởng nhất
định. Tuy vậy, điều quan trọng là sự tăng trưởng dưới thể chế chiếm đoạt
khó duy trì lâu dài bởi hai lý do chính. Trước hết, tăng trưởng kinh tế bền
vững đòi hỏi sự phát minh đổi mới, mà đổi mới thì luôn đi kèm với sự phá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.