VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 530

hủy sáng tạo, nghĩa là thay thế cái cũ bằng cái mới trong lĩnh vực kinh tế,
nhưng đồng thời làm những mối quan hệ quyền lực đã được thiết lập trên
chính trường trở nên mất ổn định. Do giới quyền thế thống trị trong các thể
chế chiếm đoạt luôn lo sợ sự phá hủy sáng tạo nên họ sẽ chống lại nó, và
như vậy, bất kỳ sự tăng trưởng nào nảy mầm trong các thể chế chiếm đoạt
cuối cùng cũng sẽ không tồn tại lâu dài. Thứ hai, việc những người thống
trị trong các thể chế chiếm đoạt có khả năng hưởng lợi to lớn bằng tổn thất
của các thành phần còn lại trong xã hội đồng nghĩa với việc đây là một
quyền lực chính trị mà ai cũng thèm muốn, vì thế, các nhóm và các cá nhân
sẽ đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lợi đó. Kết quả là luôn có những
áp lực mạnh mẽ thúc đẩy những xã hội theo thể chế chiếm đoạt hướng tới
tình trạng bất ổn chính trị. Sự liên kết chặt chẽ giữa các thể chế kinh tế
chiếm đoạt và các thể chế chính trị chiếm đoạt tạo ra một vòng xoáy đi
xuống: một khi các thể chế chiếm đoạt đã được thiết lập thì sẽ có xu hướng
tiếp tục tồn tại và duy trì. Tương tự như vậy, có một vòng xoáy đi lên giữa
các thể chế kinh tế dung hợp và các thể chế chính trị dung hợp. Tuy nhiên,
không có vòng xoáy nào là tuyệt đối. Trên thực tế, một vài quốc gia ngày
nay sống trong các thể chế dung hợp là vì cho dù các thể chế chiếm đoạt
từng thịnh hành trong lịch sử đất nước họ, một vài xã hội đã phá vỡ khuôn
mẫu và chuyển hóa sang các thể chế dung hợp. Chúng tôi cho rằng sự
chuyển hóa này mang tính lịch sử, nhưng không phải do lịch sử định sẵn.
Sự thay đổi to lớn về thể chế, điều kiện tiên quyết cho những thay đổi về
kinh tế, diễn ra do sự tương tác giữa những thể chế hiện có và những thời
điểm quyết định. Thời điểm quyết định chính là những sự kiện lớn phá vỡ
thế cân bằng kinh tế - chính trị trong một hay nhiều xã hội, chẳng hạn như
nạn dịch hạch (có lẽ đã cướp đi sinh mạng của một nửa dân số ở nhiều
vùng trên khắp châu Âu vào thế kỷ 14); hay việc khai thông Con đường
thương mại Đại Tây Dương (đã tạo ra những cơ hội lợi nhuận béo bở cho
nhiều quốc gia Tây Âu); hay cuộc Cách mạng công nghiệp, mang lại tiềm
năng thay đổi nhanh chóng cấu trúc các nền kinh tế trên thế giới, nhưng
đồng thời cũng gây ra sự phá hủy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.