VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 533

Yếu tố đầu tiên là những khác biệt về thể chế tại châu Mỹ vào thế kỷ

15 đã giúp định hình cách thức thuộc địa hóa ở các khu vực thuộc châu lục
này. Bắc Mỹ đi theo một con đường thể chế khác với Peru, bởi vì trước khi
xảy ra quá trình thuộc địa hóa, dân cư Bắc Mỹ vốn rất thưa thớt và đã thu
hút được nhiều người định cư từ châu Âu; những người này sau đó đã
thành công khi vùng lên chống lại giới quyền thế mà các chính thể như
Hoàng gia Anh và Công ty Virginia từng cố gắng thiết lập. Ngược lại,
những kẻ chinh phục từ Tây Ban Nha đã tìm thấy ở Peru một nhà nước tập
quyền mang tính chiếm đoạt mà họ có thể tiếp quản, và một lực lượng lao
động dồi dào để làm việc trong các hầm mỏ và đồn điền. Mặt khác, cũng
không có sự tiền định nào về mặt địa lý về vị thế các nước ở châu Mỹ vào
thời điểm người châu Âu đặt chân đến nơi này. Cũng hệt như sự xuất hiện
một nhà nước tập quyền dưới sự lãnh đạo của Vua Shyaam trong bộ tộc
Bushong là kết quả của sự đổi mới thể chế to lớn hay thậm chí là một cuộc
cách mạng chính trị (như ta đã thấy trong chương 5), nền văn minh Inca ở
Peru và dân số rất đông ở đây cũng hình thành từ những đổi mới to lớn về
thể chế. Thay vì thế, sự đổi mới thể chế này biết đâu đã có thể xảy ra ở Bắc
Mỹ tại những vùng như Thung lũng Mississippi hay thậm chí miền đông
bắc Hoa Kỳ. Và nếu vậy, biết đâu những người di cư từ châu Âu đã có thể
tìm thấy những vùng đất hoang vắng ở dãy núi Andes và các nhà nước tập
quyền ở Bắc Mỹ, và vai trò của Peru và Hoa Kỳ biết đâu đã có thể đảo
ngược cho nhau. Khi đó, người châu Âu có thể đến sinh sống ở những vùng
xung quanh Peru, và mâu thuẫn giữa số đông người di cư và thiểu số quý
tộc có thể tạo ra những thể chế dung hợp tại đây thay vì tại Bắc Mỹ. Như
thế, biết đâu con đường phát triển kinh tế sau đó đã có thể khác đi.

Thứ hai, đế chế Inca lẽ ra đã có thể chống lại thực dân châu Âu giống

như Nhật Bản đã làm khi những con tàu của Commodore Perry đến Vịnh
Edo. Mặc dù tính chiếm đoạt của Đế chế Inca mạnh hơn so với gia tộc
Tokugawa ở Nhật Bản, và điều này chắc chắn đã làm cho một cuộc cách
mạng chính trị giống như Minh Trị Duy Tân ít có khả năng xảy ra ở Peru
hơn, nhưng việc người Inca bị chế ngự hoàn toàn dưới sự thống trị của châu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.