VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 539

lồng hay tháo bỏ nó, vì như vậy chim sẽ bay mất. Giang Trạch Dân, ngay
sau khi trở thành Tổng Bí thư, vị trí quyền lực nhất ở Trung Quốc vào năm
1989, đã đi xa hơn nữa và đúc kết sự hoài nghi của đảng đối với các nghiệp
chủ thông qua mô tả họ là “những kẻ mua bán tự làm chủ, và là những kẻ
lừa bịp, chuyên gian lận, biển thủ, hối lộ và trốn thuế”. Trong suốt những
năm 1990, ngay cả khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang đổ vào Trung
Quốc và các doanh nghiệp quốc doanh cũng được khích lệ mở rộng đầu tư,
các nghiệp chủ tư nhân luôn được chào đón với sự nghi ngại, và nhiều
nghiệp chủ đã bị sung công tài sản hay thậm chí bị bỏ tù. Quan điểm của
Giang Trạch Dân về các nghiệp chủ tư nhân tuy đã giảm tương đối nhưng
vẫn còn rất phổ biến ở Trung Quốc. Theo lời của một nhà kinh tế học Trung
Quốc: “Các doanh nghiệp quốc doanh lớn có thể tham gia vào những dự án
khổng lồ. Nhưng khi đến lượt những công ty tư nhân muốn tham gia, nhất
là khi họ cạnh tranh với nhà nước, rắc rối từ khắp nơi sẽ đổ về”.

Mặc dù nhiều công ty tư nhân đang hoạt động có lãi ở Trung Quốc,

song nhiều yếu tố trong nền kinh tế vẫn đang chịu sự quản lý và bảo hộ của
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phóng viên Richard McGrogor cho hay trên
bàn của mỗi người đứng đầu một công ty quốc doanh lớn tại Trung Quốc
đều có một chiếc điện thoại màu đỏ. Mỗi khi chiếc điện thoại này reo, tức
là đảng đang chỉ đạo công ty cần phải làm gì, đầu tư ở đâu và với mục tiêu
nào. Các công ty khổng lồ này vẫn chịu sự chỉ đạo của đảng, thể hiện rõ
nhất ở việc đảng có thể quyết định điều chuyển nhân sự điều hành cao cấp,
sa thải hay thăng chức họ mà không cần giải thích.

Những mẩu chuyện này tất nhiên không phủ nhận rằng Trung Quốc đã

có những bước tiến mạnh dạn hướng tới các thể chế dung hợp, đặt nền tảng
cho tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc trong 30 năm qua. Phần lớn các nghiệp chủ
đã có sự đảm bảo chắc chắn nào đó, ít ra là vì họ tranh thủ sự hậu thuẫn của
các cán bộ địa phương và giới quyền thế trong đảng ở Bắc Kinh. Phần lớn
các doanh nghiệp quốc doanh đều mưu cầu lợi nhuận và cạnh tranh trên các
thị trường quốc tế. Trung Quốc đã “thay da đổi thịt” kể từ thời Mao Trạch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.