VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 544

Trung Quốc sẽ dần dần tan biến. Nhưng viễn cảnh này không hề được định
trước và Trung Quốc vẫn có thể tránh được nếu đất nước chuyển đổi sang
các thể chế chính trị dung hợp trước khi sự tăng trưởng trong các thể chế
chiếm đoạt hiện tại chạm phải giới hạn của nó. Tuy vậy, như chúng ta sẽ
thấy trong phần sau, gần như không có lý do gì để hy vọng rằng sẽ có một
sự chuyển đổi sang thể chế chính trị dung hợp hơn hay hy vọng rằng việc
đó sẽ tự động diễn ra một cách êm thấm.

Ngay trong nội bộ đảng cũng đã xuất hiện nhiều tiếng nói e ngại về

những hiểm nguy trên con đường trước mắt và gợi ý về sự cần thiết phải có
cuộc cải cách chính trị (mà theo ngôn ngữ của chúng tôi là sự chuyển đổi
sang các thể chế chính trị dung hợp). Vị thủ tướng đầy quyền lực ôn Gia
Bảo gần đây đã cảnh báo rằng nếu không có cải cách chính trị, tăng trưởng
kinh tế sẽ bị kìm hãm. Chúng tôi cho rằng những phân tích của ông là một
điềm báo trước, mặc dù vẫn có vài người nghi ngờ lòng chân thành của
ông. Tuy nhiên, nhiều người ở phương Tây không đồng ý với những phát
biểu của ông. Đối với họ, Trung Quốc mở một ra một hướng đi mới tiến tới
sự tăng trưởng kinh tế bền vững dưới chế độ độc tài hơn là trong các thể
chế kinh tế và chính trị dung hợp. Nhưng họ đã sai. Chúng ta đã thấy gốc rễ
căn bản nhất của thành công mà Trung Quốc đạt được: Sự thay đổi triệt để
các thể chế kinh tế từ các thể chế cứng nhắc sang những thể chế có khả
năng tạo ra động cơ khuyến khích cho sự gia tăng năng suất và thương mại.
Nhìn từ góc độ này, thành công của Trung Quốc về cơ bản không có gì
khác so với những nước đã xoay sở để chuyển từ thể chế kinh tế chiếm đoạt
sang thể chế kinh tế dung hợp, dù diễn ra dưới thể chế chính trị chiếm đoạt,
như trong trường hợp Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc đạt được tăng
trưởng kinh tế không phải nhờ vào các thể chế chính trị chiếm đoạt, mà
đúng ra là đã tăng trưởng bất chấp những thể chế đó: kinh nghiệm tăng
trưởng thành công của Trung Quốc trong ba thập niên vừa qua là do sự thay
đổi triệt để, từ bỏ các thể chế kinh tế chiếm đoạt và chuyển sang các thể chế
kinh tế dung hợp hơn, một quá trình khó khăn do sự hiện diện của thể chế
chính trị chiếm đoạt và độc đoán cao độ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.