VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 545

CÓ NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ tăng trưởng độc đoán thông qua công

nhận bản chất không đáng mong đợi của kiểu tăng trưởng này, nhưng cho
rằng đây chỉ là giai đoạn quá độ. Ý tưởng này đưa chúng ta quay lại với
những lý thuyết kinh điển trong chính trị - xã hội học: lý thuyết hiện đại
hóa của Seymour Martin Lipset. Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng trong quá
trình tăng trưởng, mọi xã hội đều tiến tới một trạng thái hiện đại, phát triển
và văn minh hơn, đặc biệt là tiến tới một nền dân chủ. Những người ủng hộ
lý thuyết hiện đại hóa cũng cho rằng, tương tự như sự hình thành nền dân
chủ, các thể chế dung hợp sẽ xuất hiện như một sản phẩm phụ của quá trình
tăng trưởng. Hơn nữa, mặc dù dân chủ không đồng nhất với các thể chế
chính trị dung hợp, nhưng việc tuyển cử thường xuyên và sự cạnh tranh
chính trị tự do vẫn có thể dẫn đến sự phát triển các thể chế chính trị dung
hợp. Những phiên bản khác nhau của lý thuyết hiện đại hóa cũng cho rằng
một lực lượng lao động có trình độ cao sẽ tự động sinh ra một nền dân chủ
và những thể chế tốt hơn. Trong một phiên bản của lý thuyết này nhưng
phần nào có tính chống chủ nghĩa hiện đại, cây bút Thomas Friedman của
tờ New York Times đã lập luận sâu xa hơn rằng khi một quốc gia đã có đủ
các nhà hàng thức ăn nhanh McDonald, thì tất yếu sẽ xuất hiện nền dân chủ
và các thể chế dung hợp. Tất cả những điều này đã vẽ nên một bức tranh
đầy lạc quan. Hơn 60 năm qua, hầu hết các nước, ngay cả những nước có
các thể chế chiếm đoạt, đều đạt được ít nhiều tăng trưởng, và hầu hết đều
trải qua sự gia tăng trình độ học vấn của lực lượng lao động. Như vậy, khi
thu nhập và trình độ dân trí tiếp tục gia tăng, thì bằng cách này hay cách
khác, tất cả những điều tốt đẹp như dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận
và quyền sở hữu đảm bảo cũng sẽ tự động xuất hiện.

Lý thuyết hiện đại hóa được nhiều người ủng hộ, cả trong và ngoài

giới học thuật. Chẳng hạn như thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc gần đây
đã được định hình bởi lý thuyết này. Tổng thống Mỹ George H.W Bush
từng tổng kết nội dung chính sách của Mỹ đối với nền dân chủ Trung Quốc
là: “Hãy tự do giao thương với Trung Quốc và rồi thời gian sẽ đứng về phía
chúng ta”. Ý tưởng ở đây là: theo dự đoán của lý thuyết hiện đại hóa, khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.