VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 547

nên dân chủ hơn, trái với những gì lý thuyết hiện đại hóa của Lipset dự
đoán. Và điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Tăng trưởng trong các thể
chế chiếm đoạt sở dĩ đạt được là do nó không nhất thiết hay không tự động
đưa đến sự diệt vong của chính các thể chế chiếm đoạt này. Thật vậy, tăng
trưởng đã xảy ra là do những người đang kiểm soát các thể chế chiếm đoạt
xem tăng trưởng kinh tế không phải là mối đe dọa mà là sự củng cố chế độ
của họ, như những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm từ những năm
1980. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi sự tăng trưởng đạt được nhờ
vào sự gia tăng giá trị tài nguyên thiên nhiên như ở Gabon, Nga, Ảrập Xê-
Út và Venezuela không thể dẫn đến sự chuyển đổi căn bản từ các chế độ
độc tài này chuyển sang các thể chế dung hợp.

Lý thuyết hiện đại hóa còn bị phủ nhận bởi nhiều chứng cứ lịch sử.

Nhiều quốc gia tương đối thịnh vượng đã khuất phục trước chế độ độc tài
và các thể chế chiếm đoạt. Cả Đức và Nhật đều từng là những đất nước
giàu có nhất và có nền công nghiệp hiện đại nhất thế giới vào nửa đầu thế
kỷ 20, và người dân có trình độ văn hóa tương đối cao. Tuy nhiên, điều này
không hề ngăn cản sự xuất hiện của Đức Quốc Xã hay một chế độ độc tài
quân sự dốc sức bành trướng lãnh thổ thông qua chiến tranh ở Nhật - làm
cho cả các thể chế kinh tế lẫn chính trị đều biến đổi hoàn toàn thành các thể
chế chiếm đoạt. Argentina cũng từng là một trong những quốc gia giàu nhất
thế giới vào thế kỷ 19, chẳng kém gì nước Anh hay thậm chí còn giàu hơn,
bởi vì nước này được hưởng lợi từ sự bùng phát tài nguyên thiên nhiên thế
giới. Dân chúng nước này cũng có trình độ học vấn cao nhất châu Mỹ La-
tinh. Thế nhưng nền dân chủ và chế độ đa nguyên ở đây không hề khá hơn
so với những nơi khác ở châu Mỹ La-tinh. Hết cuộc đảo chính này đến
cuộc đảo chính khác diễn ra, và như ta đã thấy trong chương 11, ngay cả
những nhà lãnh đạo được bầu cử một cách dân chủ cũng trở thành những
kẻ độc tài tàn bạo. Thậm chí gần đây hơn, cũng gần như không có chút tiến
bộ nào hướng tới các thể chế kinh tế dung hợp, và như ta đã thảo luận trong
chương 13, chính quyền Argentina vào thế kỷ 21 này vẫn còn có thể tịch
biên tài sản của dân chúng mà không bị trừng phạt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.