VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 549

Kofi Busia vào đầu thập niên 1970 là bằng chứng cho thấy rào cản lớn nhất
đối với việc ban hành và thực thi những chính sách giúp giảm thất bại thị
trường và khuyến khích tăng trưởng kinh tế không phải là do tình trạng
thiếu hiểu biết của các chính khách, mà do những động cơ và ràng buộc họ
phải đối mặt từ các thể chế kinh tế và chính trị trong xã hội. Thế mà giả
thuyết vô minh vẫn thịnh hành trong giới hoạch định chính sách phương
Tây, vốn tập trung vào cách thức thiết kế sự thịnh vượng mà gần như không
kể gì đến những yếu tố khác.

Có hai trường phái khác nhau về những nỗ lực nhằm tạo ra sự thịnh

vượng. Trường phái thứ nhất, thường được ủng hộ bởi các tổ chức quốc tế
như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng đói nghèo tồn tại là do những
chính sách và thể chế kinh tế sai lầm, và do đó đề xuất một danh sách các
giải pháp để cải thiện và thuyết phục các nước nghèo áp dụng (Đồng thuận
Washington
cũng tạo ra một danh sách như vậy). Những giải pháp cải thiện
này tập trung vào những điều hợp lý như sự ổn định kinh tế vĩ mô và các
mục tiêu kinh tế vĩ mô có vẻ hấp dẫn như giảm quy mô khu vực kinh tế nhà
nước, tỷ giá hối đoái linh hoạt và tự do hóa tài khoản vốn. Các giải pháp cải
thiện này đồng thời cũng tập trung vào những mục tiêu kinh tế vi mô hơn
như tư nhân hóa, cải thiện hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ công và có lẽ
cả những kiến nghị về việc làm sao để cải thiện hoạt động của chính nhà
nước bằng các biện pháp chống tham nhũng. Mặc dù tự bản thân những cải
cách này đều rất hợp lý, nhưng phương pháp của các tổ chức quốc tế ở
Washington, Luân Đôn, Paris và những nơi khác vẫn nhìn từ một góc độ sai
lầm là không công nhận vai trò của các thể chế chính trị và sự ràng buộc
của chúng đối với việc hoạch định chính sách. Nỗ lực của các tổ chức quốc
tế giúp các nước nghèo áp dụng những biện pháp trên để thiết kế sự tăng
trưởng kinh tế đều không thành công bởi vì người ta không xét đến nguyên
nhân tại sao ngay từ đầu đã tồn tại những chính sách và thể chế sai lầm, mà
chỉ cho rằng do các nhà lãnh đạo của các nước nghèo thiếu hiểu biết. Hậu
quả là những chính sách này không được ban hành và thực hiện, hay chỉ
được thực hiện trên danh nghĩa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.