VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 550

Ví dụ, nhiều nền kinh tế trên thế giới, chủ yếu là ở châu Mỹ La-tinh

trong những năm 1980 và 1990, đã tiến hành những công cuộc cải cách như
trên nhưng vẫn trì trệ. Trên thực tế, những cuộc cải cách như vậy đã bị áp
đặt ở các quốc gia này trong khi không có thay đổi nào về chính trị. Vì thế,
ngay cả khi đã tiến hành cải cách, ý định ban đầu vẫn bị biến chất, hoặc các
chính trị gia sẽ tìm cách khác để làm giảm sức ảnh hưởng của nó. Thử lấy
một ví dụ minh họa là việc “thực hiện” một trong những kiến nghị chính
của các tổ chức quốc tế với mục đích đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô: Sự
độc lập của ngân hàng trung ương. Kiến nghị này hoặc chỉ được thực hiện
trên lý thuyết chứ không phải trong thực tế, hoặc bị xói mòn bởi việc sử
dụng những công cụ chính sách khác. Trên nguyên tắc, điều này thật dễ
hiểu. Nhiều chính khách trên thế giới đang chi tiêu nhiều hơn so với mức
thu ngân sách từ thuế và sau đó buộc các ngân hàng trung ương phải in tiền
để bù đắp thâm hụt ngân sách. Tình trạng lạm phát xảy ra sau đó sẽ gây ra
bất ổn và bấp bênh. Theo lý thuyết, những ngân hàng trung ương độc lập,
như ngân hàng Bundesbank ở Đức, có thể chống lại các áp lực chính trị và
ngăn chặn lạm phát. Tổng thống Zimbabwe Mugabe đã quyết định nghe
theo lời khuyên từ cộng đồng quốc tế: ông tuyên bố ngân hàng trung ương
Zimbabwe độc lập vào năm 1995. Trước đó, lạm phát ở Zimbabwe ở mức
20%. Năm 2002, tỷ lệ lạm phát lên đến 140%; năm 2003 là 600%; năm
2007 là 66.000%; và năm 2008 là 230 triệu %! Lẽ dĩ nhiên, ở một đất nước
mà chính tổng thống là người trúng xổ số (chương 13), chẳng lạ gì việc
thông qua luật pháp về sự độc lập của ngân hàng trung ương là vô nghĩa.
Thống đốc ngân hàng trung ương Zimbabwe chắc cũng biết rằng người giữ
chức vụ như ông ở Sierra Leone đã “ngã” từ tầng thượng tòa nhà ngân hàng
trung ương chỉ vì dám bất đồng quan điểm với Siaka Stevens (chương 12).
Dù có độc lập hay không, tuân theo yêu cầu của tổng chống là lựa chọn
sáng suốt để đảm bảo sức khỏe cá nhân, dù có thể gây nguy hại cho nền
kinh tế. Không phải tất cả các quốc gia đều giống như Zimbabwe. Ở
Argentina và Colombia, các ngân hàng trung ương cũng bắt đầu hoạt động
độc lập từ những năm 1990, và đã thực sự giúp giảm lạm phát. Nhưng vì
tình hình chính trị ở cả hai nước này đều không hề thay đổi, nên giới quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.