VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 546

Trung Quốc tự do giao thương với phương Tây, đất nước sẽ tăng trưởng, và
sự tăng trưởng đó sẽ dẫn đến nền dân chủ cùng với những thể chế tốt đẹp
hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng hoạt động thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc từ giữa những năm 1980 đã không giúp ích gì nhiều cho nền
dân chủ của Trung Quốc, và thậm chí sự hội nhập gần gũi hơn có thể xảy ra
trong thập niên tới xem ra cũng chỉ mang lại kết quả như vậy mà thôi.

Tương tự, thái độ của nhiều người về tương lai của xã hội Iraq và nền

dân chủ nơi đây sau sự xâm nhập của Mỹ cũng trở nên lạc quan hơn nhờ
vào thuyết hiện đại hóa. Dù nền kinh tế dưới thời Saddam Hussein chẳng
khác nào một thảm họa, đến năm 2002 Iraq không còn nghèo như nhiều
nước ở khu vực hạ Sahara châu Phi, trình độ dân trí của người dân Iraq
cũng tương đối cao, vì thế người ta tưởng rằng nơi đây sẽ là một mảnh đất
màu mỡ cho sự phát triển dân chủ và các quyền tự do dân sự, và có lẽ cả
chế độ đa nguyên. Để rồi khi rối loạn và nội chiến bao trùm lên xã hội Iraq,
niềm hy vọng này nhanh chóng tan biến.

Lý thuyết hiện đại hóa vừa sai lầm vừa không hữu ích để ta suy nghĩ

về cách thức đối phó với vấn đề thể chế chiếm đoạt ở những quốc gia thất
bại. Bằng chứng lớn nhất ủng hộ cho lý thuyết hiện đại hóa là hiện tượng
những quốc gia giàu có là những nước có chế độ dân chủ, tôn trọng nhân
quyền và dân quyền, có các thị trường vận hành trôi chảy và nói chung có
các thể chế kinh tế dung hợp. Tuy nhiên, nếu gắn kết hai việc này và dùng
nó làm bằng chứng cho thuyết hiện đại hóa thì đã bỏ qua ảnh hưởng to lớn
của các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp đối với tăng trưởng kinh tế.
Như chúng tôi lập luận xuyên suốt quyển sách này, chính những quốc gia
có các thể chế dung hợp mới có thể phát triển suốt 300 năm qua và ngày
nay trở nên tương đối giàu có. Nếu nhìn sự việc dưới một góc độ khác,
chúng ta sẽ thấy rõ ràng là, trong khi những quốc gia đã và đang xây dựng
các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp suốt mấy thế kỷ qua đã đạt được
sự tăng trưởng kinh tế bền vững, thì những nhà nước chuyên chế với tốc độ
tăng trưởng còn nhanh hơn thế trong 60 đến 100 năm qua vẫn không trở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.