VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 556

tỉ đô-la đã được trao cho chính phủ các nước trên khắp thế giới dưới hình
thức viện trợ “phát triển”, và phần lớn đều bị hao hụt trong các chi phí quản
lý và tham nhũng, hệt như ở Afghanistan. Tồi tệ hơn, phần lớn tiền viện trợ
đã đến tay những kẻ độc tài như Mobutu, lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài
từ các nhà tài trợ phương Tây để mua chuộc sự ủng hộ từ khách hàng nhằm
củng cố chế độ và làm giàu cho bản thân. Bức tranh ở hầu hết những nơi
khác trong khu vực hạ Sahara châu Phi cũng tương tự. Viện trợ nhân đạo vì
mục đích cứu trợ tạm thời trong thời kỳ khủng hoảng như gần đây dành cho
Haiti và Pakistan xem ra đã hữu ích hơn, dù rằng quá trình phân phát viện
trợ cũng vướng phải những vấn đề tương tự.

Bất chấp thành tích quá khứ không tốt đẹp của viện trợ “phát triển”,

viện trợ nước ngoài vẫn là một trong những chính sách được ưa chuộng
nhất mà chính phủ các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế như Liên hiệp
quốc, và các tổ chức phi chính phủ đủ loại thường kiến nghị như một
phương thức đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới. Và đương nhiên, cái
vòng thất bại lẩn quẩn của viện trợ nước ngoài này sẽ lặp đi lặp lại mãi.
Quan niệm cho rằng phương Tây giàu có nên cung cấp “viện trợ phát triển”
để giải quyết vấn đề đói nghèo ở vùng hạ Sahara châu Phi, vùng Caribê,
Trung Mỹ và Nam Á xuất phát từ nhận thức sai lạc về nguyên nhân của đói
nghèo. Những nước như Afghanistan sở dĩ nghèo là do các thể chế chiếm
đoạt ở đó dẫn đến tình trạng thiếu quyền sở hữu, không có luật pháp và trật
tự, không có các hệ thống pháp lý vận hành trôi chảy cùng với sự thống trị
bóp nghẹt của giới quyền thế quốc gia và địa phương đối với đời sống kinh
tế và chính trị. Vấn nạn thể chế cũng có nghĩa là viện trợ sẽ không có tác
dụng, vì tiền viện trợ này sẽ bị tham ô và không thể đến đúng nơi cần đến.
Trong tình huống xấu nhất, tiền viện trợ thậm chí còn được dùng để xây
dựng chính cái thể chế vốn là gốc rễ của các vấn nạn xã hội. Vì thế, muốn
phát triển kinh tế bền vững thì cần có các thể chế dung hợp, và việc cung
cấp viện trợ cho những chế độ duy trì các thể chế chiếm đoạt không phải là
giải pháp. Tuy nhiên, điều này không phủ nhận kết quả tốt đẹp của những
chương trình viện trợ cụ thể, thậm chí còn vượt lên trên viện trợ nhân đạo,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.