nguồn tài nguyên quý giá mới mẻ này là một trong những quá trình xác lập
châu Mỹ vào nửa sau thế kỷ 19. Việc mở cửa biên giới quý giá bất ngờ này
không dẫn đến các quá trình song hành ở Hoa Kỳ và châu Mỹ La-tinh, mà
dẫn đến sự phân hóa hơn nữa, được định hình bởi sự khác biệt thể chế hiện
hữu, nhất là những thể chế liên quan đến việc ai được tiếp cận đất đai. Ở
Hoa Kỳ, một loạt luật lệ, từ Luật Đất đai năm 1785 cho đến Luật
Homestead năm 1862, đã trao quyền tiếp cận đất đai biên giới một cách
rộng rãi. Mặc dù người bản địa bị gạt ra bên lề, điều này đã tạo ra một biên
giới bình đẳng và năng động về kinh tế. Tuy nhiên, các thể chế chính trị ở
hầu hết các nước châu Mỹ La-tinh tạo ra một kết quả hết sức khác. Đất biên
giới được phân cho giới quyền thế chính trị và những người có của cải và
quan hệ, làm cho họ càng trở nên có thế lực hơn.
Díaz cũng bắt đầu bãi bỏ nhiều di sản thể chế thuộc địa cụ thể làm cản
trở thương mại quốc tế mà ông dự đoán có thể làm giàu cho ông và phe
cánh của ông. Tuy nhiên, mô hình của ông vẫn không phải là loại mô hình
phát triển kinh tế mà ông đã thấy ở phía bắc Rio Grande, mà là mô hình của
Cortés, Pizarro và de Toledo, trong đó giới quyền thế sẽ giàu sụ trong khi
những người còn lại bị gạt ra ngoài. Khi giới quyền thế đầu tư, nền kinh tế
sẽ tăng trưởng đôi chút, nhưng sự tăng trưởng kinh tế đó luôn luôn trở nên
đáng thất vọng. Và sự tăng trưởng đó cũng đạt được bằng tổn thất của
những người không có quyền trong trật tự mới này, như người Yaqui bang
Sonora, thuộc vùng sâu vùng xa của Nogales. Từ năm 1900 đến 1910,
khoảng 30 nghìn người Yaqui bị trục xuất, thực chất là bị biến thành nô lệ,
và bị bắt đi làm việc ở các đồn điền cây thùa sợi ở Yucantán. (Sợi của cây
thùa sợi là một mặt hàng xuất khẩu giá trị, vì có thể sử dụng làm dây thừng
và dây chão.)
Thể chế có hại cho tăng trưởng ở Mexico và châu Mỹ La-tinh tồn tại
dai dẳng đến tận thế kỷ 20 được minh họa rõ rệt qua sự kiện là, tương tự
như hồi thế kỷ 19, diễn biến thể chế dẫn đến tình trạng đình trệ kinh tế và
bất ổn chính trị, nội chiến và bạo loạn khi các băng nhóm tranh giành