Thời gian hoang đàng thuở trước đã từng đọc hai ba cuốn sách loại
xuân cung đồ, hiện tại những thứ đó xộc lên não. Tưởng tượng chính đôi
tay mình thò vào trong áo, từ từ kéo vạt áo ra. Hai tay trượt dần, đầu lưỡi từ
môi Tề Gia hướng xuống, cổ, xương quai xanh, tỉ mỉ mà cắn từng miếng
từng miếng. Tiếp đó là ngực, đầu lưỡi quay tròn, thân mật mút mát, đôi môi
ướt ngậm đầu nhũ ướt át, sau đó nữa là ướt át mà…
Nhớ Tề Gia, nhớ đến nỗi như chìm trong ma chướng, đôi mắt xám dần
dưới ánh lửa lò vàng rực.
Bếp lửa vang tiếng “phừng phực”, những tia lửa văng khắp nơi, mấy
củ khoai môn còn lại sớm bị nướng khét lẹt, miệng lưỡi Thôi Minh Húc
khô khốc.
Sáng sớm mùng một, nhận được một phong thư dày cộm, là một
quyển “Tóm lược nông tang” và một lọ thuốc trị thương. Lề sách ghi đầy
chú giải, những con chữ bé li ti đẹp đẽ, nắn nót đến mức có thể khiến vị
trạng nguyên lang như Văn Khúc Tinh hạ phàm thấy xấu hổ. Lọ thuốc trị
thương được đặt ở cửa hàng tên Tế Thiện Đường chốn kinh thành, chính là
tiệm thuốc do vị thái y Thôi Minh Húc thường tìm đến xem bệnh mở. Phần
tri kỷ này…
Những uất ức ngập lòng đều bị dây pháo khắp cả thành nổ bay không
còn một mảnh, Thôi Minh Húc ngoái đầu, quay về phía tấm khăn trải
giường vừa phơi khô mà cười đần lại u ám.
Khi Thôi Minh Húc suy sụp nhất, chỉ có Tề Gia nhớ tới hắn.
Mùa đông, sông đóng băng trong suốt tuyết phủ khắp thành. Cố ý xin
đại tẩu ở nhà làm tấm áo choàng cho Tề Gia, trên nền vải màu xanh da trời
có thêu hoa văn bình an như ý, cổ áo cùng cổ tay áo viền một lớp lông cừu,
dày đến nỗi thời tiết lạnh lẽo cũng khoác màu ấm áp. Cức Châu và Tô Châu
cách nhau vạn dặm, bên này kèm thêm một phong thư: “Trời rét, nhớ mặc