cạnh vài bước, ngồi xổm trước một cửa hiệu đã ngừng buôn bán. Xoay đầu
nhìn bốn phía, không khỏi phì cười, hoá ra lúc đó Tề Gia cũng ngồi đây
chờ hắn.
Gió ngang qua đại sảnh mang theo hơi lạnh ẩm ướt, trước đó mới đổ
mưa, vũng nước đọng chưa khô trên mặt đất sau lúc mặt trời lặn đã bốc lên
thành từng dòng hơi mát, Thôi Minh Húc vòng chặt tay, nhớ tới thời còn
bé.
Khi đó, lão gia nhà họ Thôi vừa tạ thế, Thôi Minh Húc tuy nói đã lớn,
nhưng lại bị chiều hư, vẫn còn như một đứa con nít. Thôi Minh Đường luôn
luôn để mắt trông chừng không cho hắn làm gì, hắn càng muốn chống đối.
Hôm nay dẫn người đánh vỡ đầu công tử nhà này, mai lại cầm đầu gây rối
cửa hàng nhà khác, ông thầy phải bỏ số tiền lớn mời về bị hắn phá đến đen
mặt, người được mời đến tiếp theo bị hắn nhốt trong thư phòng cả ngày
không cho uống một hớp nước. Khi Thôi Minh Đường nổi giận, đuổi hắn ra
khỏi nhà không phải lần một lần hai. Thôi Minh Húc cứ khoanh tay ngồi
trên bậc thang trước phủ nhà, huýt gió hát vài điệu dân gian, ngắm kiến bò
lại tìm cây chọt chọt con giun chui từ đâu ra. Thôi Minh Đường đứng sau
cổng nhòm hắn qua khe cửa, hắn biết. Vì vậy, hắn quay mặt qua cổng làm
mặt quỷ, đại thiếu gia phủi mông chạy đến nhà tên hồ bằng cẩu hữu tạm bợ
một đêm, hôm sau chắc chắn sẽ có người đến đón hắn về.
Thôi Minh Húc luôn nghĩ rằng thế này là chờ đợi, hát vài điệu dân
gian, bắt kiến, chọt giun. Hồi đó gió không lạnh thế này, đêm không đen
thế này, xung quanh không quạnh vắng thế này. Mành lụa hồng phấn trong
Xuân Phong Đắc Ý lâu bị gió thổi bay ra ngoài cửa sổ, ai đang ngọt ngào
hát “Điệu tương tư”, ai cùng ai đang to tiếng nói cười, tiếng “keng” chạm
cốc ngay đến người dưới lầu cũng nghe rõ. Người đợi chờ vẫn mãi chẳng
đến, những lưới âm thanh náo nhiệt có ra sao đều không liên quan đến hắn.
Kẻ khác đắm chìm trong ánh đèn, hắn thu mình trong bóng ảnh, nỗi bi
thương không duyên cớ như dây leo quấn quanh trái tim hắn. Chờ đợi quả