18
VÕ THU HƯƠNG
BƯỚC CHÂN VỀ CHỢ
M
ột lần, tôi lặng đi khi bỗng nghe câu hát quen của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn: “Một hôm bước chân về giữa chợ. Chợt thấy vui như trẻ thơ”… Thấy
dường như với câu hát ấy, người nghệ sĩ đã nói hộ hết thảy lòng mình.
Nhà tôi cách chợ Vinh vài chục bước chân. Băng qua một con đường
là tới cổng chợ. Buổi sáng ngủ dậy, khi trời còn lờ mờ sương sớm, cái rét
tháng Giêng còn lờn vờn trước cửa thì những bà những chị áo xanh áo đỏ
đội nón trắng đã tấp nập họp chợ xôn xao. Những màu áo trong sương tựa
những đốm lửa nhỏ rung rinh khi di chuyển, gọi về những ấm cúng. Ngày
thường không nhớ chợ, cứ dịp đông về Tết lại nhớ, đặc biệt nhớ cùng mẹ đi
chợ mỗi ngày trong không khí ấm cúng của buổi họp chợ sớm mai mờ
sương ấy.
Nhớ chợ, là nhớ những hàng cá dọc ngang khu chợ, giọng vùng biển
Nghi Lộc chen nhau trầm ít, bổng nhiều xôn xao. Quanh năm, mẹ con tôi
chỉ dám chọn những khúc cá sát đuôi hoặc sát đầu (phần có giá rẻ nhất)
nhưng cứ đến chợ ngày áp Tết nhất định mẹ lại chọn những miếng ngon
nhất, thịt cá căng mẩy, trắng phau. Những miếng cá ấy mẹ dành biếu ông
bà, các cụ già trong làng ăn Tết.
Tôi nhớ gương mặt háo hức của mẹ khi mua được những khoanh cá
thơm ngon. Mẹ bảo, quê mình vùng núi, mấy khi có cá biển ngon mà ăn.
Cả năm mới có dịp về quê biếu các ông các bà mỗi người vài khoanh cá,
nên chọn khoanh nào khoanh nấy phải đáng. Và những khoanh cá to nhỉnh
hơn bàn tay được mẹ cẩn thận gói lại trong lá chuối tươi, bọc trong bao