VIỆC MÁU - Trang 202

16

Đối với người không biết - trong đó có nhiều cảnh sát và đặc vụ mà

McCaleb từng cộng tác suốt bao năm qua - thôi miên thường bị coi là một
dạng ngón nghề cảnh sát mang tính tà thuật, giải pháp gần như sau hết, chỉ
đứng sau mỗi chuyện đi xin ý kiến thầy đồng cốt trong vùng. Người ta coi
như nó tượng trưng cho một cuộc điều tra giẫm chân tại chỗ hoặc là thất bại
rồi. McCaleb thì tin chắc là không. Ông tin đó là một biện pháp đáng tin
cậy để dò thấu đến những chiều sâu trong tâm trí. Ở những trường hợp ông
chứng kiến hoặc nghe nói rằng thôi miên cho kết quả sai, thường đó là lỗi
của người thôi miên chứ không phải của khoa thôi miên.

McCaleb đã ngạc nhiên khi Winston nói chị đồng ý thẩm vấn lại

Noone trong điều kiện thôi miên. Chị nói với ông rằng người ta đã đôi ba
lần đề xuất dùng thôi miên trong cuộc họp hàng tuần của ban chuyên án giết
người, khi ai đó lại nêu ra chủ đề cuộc điều tra vụ giết Cordell rơi vào ngõ
cụt. Nhưng đề xuất đó chưa bao giờ được thực hiện vì hai lý do. Lý do đầu
là lý do quan trọng. Thôi miên vốn là một công cụ cảnh sát vẫn được dùng
cho đến đầu thập niên tám mươi, nhưng rồi tòa thượng thẩm California ra
phán quyết rằng nhân chứng nào đã bị người ta dùng thôi miên để xới lại ký
ức thì không thể làm chứng trong các phiên tòa hình sự. Thế có nghĩa là,
mỗi khi các điều tra viên quyết định có dùng thôi miên với một nhân chứng
hay không, họ phải cân nhắc xem liệu cái được nhờ dùng thôi miên có bù
lại được cái mất vì không thể đưa người đó ra làm chứng tại tòa hay không.
Cuộc tranh cãi đó đã khiến người ta ngần ngại không dùng thôi miên trong
vụ Cordell, bởi Winston và đội trưởng của chị không sẵn lòng để mất nhân
chứng duy nhất của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.