VIỆC MÁU - Trang 321

dọa buộc phải lập ra các công ty, cho họ vay hàng triệu đô từ ngân hàng tiết
kiệm và cho vay của mình rồi thì chuyển giao số tiền đó cho kẻ tống tiền.
Nhưng mặc dù có nguy cơ phải ngồi tù nhiều năm trong nhà lao liên bang,
Kenyon không chịu nói tên kẻ đã tống tiền và ẵm tiền đi.

Các điều tra viên và công tố viên liên bang chọn giải pháp không tin

gã. Vin vào lối sống xa hoa của gã vào thời gã còn điều hành ngân hàng lẫn
khi gã đang lẩn trốn, cũng như việc rõ là gã có giữ một phần số tiền đó - dù
chỉ một phần nhỏ trong tổng số - ở Costa Rica, họ quyết định chỉ khởi tố
một mình Kenyon.

Sau phiên tòa kéo dài bốn tháng ở một phòng xử liên bang ngày nào

cũng chật ních cả một bầu đoàn các nạn nhân đã mất khoản tiền dành dụm
cả đời vì vụ sụp đổ ngân hàng, Kenyon bị buộc tội lừa đảo số đông người
và Thẩm phán liên bang Dorothy Windsor kết án gã bốn mươi tám năm tù.

Chuyện xảy ra sau đó sẽ dẫn đến thêm một đòn đau nữa giáng vào

thanh danh của FBI.

Sau khi tuyên án, Windsor chấp thuận một thỉnh cầu của bên bị, cho

phép Kenyon được ở nhà một thời gian cùng gia đình để chuẩn bị vào tù
trong khi luật sư của gã chuẩn bị hồ sơ kháng cáo. Mặc cho công tố viên
kịch liệt phản đối, Windsor cho Kenyon được sáu mươi ngày thu xếp
chuyện gia đình. Hết hạn đó gã phải ra trình diện ở nhà giam cho dù hồ sơ
kháng cáo đã xong hay chưa. Windsor còn lệnh cho Kenyon phải đeo vòng
giám sát quanh cổ chân để bảo đảm rằng gã không mưu toan chạy trốn công
lý một lần nữa.

Ra một mệnh lệnh như vậy sau khi tuyên án không phải là chuyện gì

khác thường. Tuy nhiên, nó quả là khác thường nếu phạm nhân đã từng tỏ
ra muốn chạy trốn chính quyền và đào tẩu ra nước ngoài.

Song người ta sẽ chẳng bao giờ biết được liệu có phải Kenyon đã

bằng cách nào đó tác động đến một thẩm phán liên bang để nhận được phán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.