VIỆC MÁU - Trang 50

4

Hồi McCaleb còn làm ở FBI, các nhân viên cùng làm việc với ông gọi

vùng Los Angeles này là “điệu tango khó nhảy”. Khó ở chỗ họ cứ luôn phải
đi những bước thật tế nhị với cảnh sát địa phương. Đó vừa là chuyện cái tôi
lại vừa là chuyện rừng nào cọp nấy. Chó này không đái ở sân nhà chó khác.
Nếu không được phép thì không.

Chẳng có tay cớm chuyên phá án giết người nào mà không có một cái

tôi thật mạnh. Đó là một yêu cầu công việc ngặt nghèo. Để làm được việc,
anh phải biết tự trong thâm tâm rằng mình phù hợp với nhiệm vụ, rằng anh
giỏi hơn, khôn hơn, khỏe hơn, cừ hơn, tuyệt kỹ hơn và kiên nhẫn hơn đối
thủ của anh. Anh phải biết rõ mười mươi rằng anh sẽ thắng. Và nếu có chút
hoài nghi gì về chuyện đó thì anh phải rút lui, đi mà phá mấy vụ trộm hoặc
tuần tra theo phiên hay làm việc gì đó khác. Vấn đề là ở chỗ, cái tôi của kẻ
phá án giết người thường không được kiểm soát, cho đến độ một số thám tử
đem cái quan điểm vốn có của mình về đối thủ mà áp luôn những người
muốn giúp họ - các điều tra viên cộng sự, nhất là đặc vụ FBI. Không một
cảnh sát chuyên án giết người nào đương khi gặp một vụ giậm chân tại chỗ
mà lại muốn người ta bảo họ rằng chắc chắn hẳn một người khác - nhất là
một đặc vụ liên bang từ Quantico tới - sẽ giúp được họ hoặc làm tốt hơn họ.
Kinh nghiệm bản thân cho McCaleb biết rằng khi một cảnh sát chịu thua và
cất một vụ án vào kho lạnh, anh ta âm thầm chẳng muốn có ai khác lại lôi ra
và phá được vụ đó, qua đấy họ chứng minh rằng anh ta sai. Với tư cách
nhân viên FBI, McCaleb hầu như chưa bao giờ được một cảnh sát hàng đầu
nào đề nghị tham gia một vụ hay gọi điện xin lời khuyên nhủ. Có chăng thì
đó luôn luôn là ý của cấp trên. Cấp trên không quan tâm tới những cái tôi
hay tới chuyện tình cảm của ai đó bị tổn thương. Cấp trên quan tâm là quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.