vân, không ai dám nhận cái trách nhiệm nói “vâng”. Nhưng ông bá tước to
béo còn đang ngỡ ngàng e sợ, và lấy cái vẻ đại gia quí tộc nói với cô ta:
“Thưa bà, chúng tôi xin nhận lời và chịu ơn bà”.
Chỉ có bước đầu là khó. Vượt qua sông Ruybicông(10), người ta cứ
việc tự do thả cửa. Cái làn được dốc ra hết. Nó còn đựng một xúc Ba-tê gan
bọc mỡ, một cái chả chim(11), một miếng lưỡi lợn sấy, mấy quả lê vùng
Cratxanơ, một tảng phó mát Pông-Lêvêch, những bánh bỏ lò và một chén
đầu dưa chuột và hành ngâm giấm vì Viên Mỡ Bò, cũng như mọi người phụ
nữ, rất thích rau dưa sống.
Không thể cứ ăn của cô mà không nói gì với cô. Thế là người ta trò
chuyện, mới đầu còn dè dặt, rồi sau cởi mở hơn, vì thấy cô ta có thái độ rất
đứng đắn. Hai bà Đơ Brêvin và Carê Lamađông vốn rất lịch thiệp, đã tỏ ra
niềm nở, tế nhị. Nhất là bà bá tước có cái vẻ hạ cố đáng yêu của các bà phu
nhân đại quí tộc mà không một tiếp xúc nào có thể làm vấy bẩn, và bà đã tỏ
ra dễ thương hết sức. Còn mụ Loadô, tâm tình cục súc, thì vẫn lầm lì nói ít
mà ăn nhiều.
Tất nhiên mọi người nói chuyện về chiến tranh. Họ kêt những hành
động khủng khiếp của bọn Phổ, những hành vi dũng cảm của người Pháp
và tất cả bọn người đi trốn ấy đều tỏ lòng kính phục sự can đảm của người
khác. Không mấy lúc người ta chuyển sang các câu chuyện riêng tư, và với
một xúc động chân thành, với nhiệt tình trong lời nói mà đôi khi các cô gái
điếm thường có để diễn đạt những kích động tự nhiên của mình. Viên Mỡ
Bò kể lại cô đã bỏ Ruăng ra đi như thế nào: “Mới đầu tôi đã tưởng là tôi có
thể ở lại được, cô nói. Nhà tôi đầy lương thực, và tôi muốn thà nuôi vài tên
lính còn hơn bỏ xứ sở mà đi chẳng biết nơi nào. Nhưng đến khi tôi trông
thấy chúng, bọn Phổ ấy, thì thực tôi không chịu nổi! Chúng làm tôi điên
tiết, và suốt ngày tôi cứ khóc vì tủi hổ. Ồ! Giả thử tôi là một người đàn ông,
thì khỏi phải nói! Tôi đứng trong cửa sổ nhìn chúng, bọn lợn ỉ đội mũ chóp
nhọn ấy, và cô ở nhà tôi cứ giữ rịt lấy tay tôi để ngăn không cho tôi quẳng