- Ta đánh giá rất cao, không những về sự hiểu biết sắc sảo công việc
khảo cổ, mà còn về mặt thấu hiểu tâm lý con người của ông; Vì vậy ta đến
để tham khảo ý kiến ông.
Ông Dương cúi gập người:
- Tôi vô cùng vinh hạnh, được Đại nhân khen ngợi. Nhưng ngoài
khách hàng của tôi, tôi không tiếp xúc với dân trong địa hạt, nên những
chuyện linh tinh tôi không hề nghe thấy. Vợ tôi chết cách đây sáu năm, và
một đứa con trai đã an cư ở phía Nam. Từ đó, công việc khảo cổ và buôn
bán đã chiếm hết thì giờ của tôi. Tôi sống cuộc đời của một nhà sư, thưa
Đại nhân: Tôi không đòi hỏi gì, tôi tự tay làm công việc nội trợ. Tôi không
thể chịu được những đầy tớ vụng về để làm vỡ những chiếc bình quý đẹp
nhất của tôi. Ban đêm không có ai làm phiền tôi vì các người bán hàng đều
về nhà riêng. Đó là kiểu sống mà tôi thích, thưa Đại nhân. Nhưng điều đó
không ngăn cản tôi biết được việc gì đã xảy ra ở địa hạt ta.
- Các nhân vật mà ta quan tâm nằm trong số khách hàng của ông, ông
Dương ạ. Ông có thể cho ta biết, tỷ dụ như về lang y Biện?
Ông Dương cạn chén trà, khoanh tay trả lời:
- Lang y Biện có sưu tầm các loại ngọc. Điều đó cũng dễ hiểu: ngọc có
nhiều đức tính có lợi cho y học, vì thế các lang y và các nhà bào chế đều
quan tâm đến ngọc. Bộ sưu tầm của lang y Biện tuy khiêm tốn, nhưng rất
chọn lọc. Ông ta nghiên cứu các thành phần của ngọc không phải theo tính
cách thương mại mà là cho y học. về điểm này, thì nó trái ngược hẳn với
nhà bào chế: ông Khuông Mần. Ông này mua các viên ngọc quý, đế kiếm
lời khi có dịp là bán đi ngay. Đôi khi ông Khấu có mua ngọc của ông ta.
Còn tôi thì không bao giờ, ông ta đòi giá rất cao.
- Ta đã gặp ông Khuông. Ta nghĩ là ông ta ở tại Kinh đô?