"Cậu nói cái gì?"
"Nghe nói Trần lão gia thích sưu tập đồ cổ, vậy thì chuyện giám định và
thưởng thức ngọc khí ngài chắc chắn cũng có am hiểu nhất định, ngài làm
sao có thể tin vào chuyện vớ vẩn rằng bức tượng ấy là do Dược Vương Tôn
Tư Mạc để lại? Nhưng Viên Nguyệt Quan Âm có phải là đồ thật hay không
không quan trọng, quan trọng là giá trị mà nó có thể mang đến lớn như thế
nào."
"Không sai!"
Thẩm Ngọc Thư đứng lên, nói: "Khi còn du học bên kia, cháu có tiếp xúc
với một số nghiên cứu về trị liệu thông qua thôi miên ám thị. Cái gọi là chữa
bệnh thì có ba phần dược bảy phần dưỡng, mà chuyện 'dưỡng' thì phụ thuộc
vào trạng thái tinh thần của mỗi người."
"Cháu quan sát Quan Âm, phát hiện bức tượng được điêu khắc hết sức độc
đáo, khi nhìn chăm chú có thể khiến tâm trạng của người ta trở nên tĩnh
lặng, người điêu khắc nhất định là muốn lợi dụng những hình thái khác nhau
của pho tượng để quy tụ trường khí tương ứng, những người thần kinh yếu
sẽ bị trường khí của nó ảnh hưởng, nhưng đây là ảnh hưởng tốt nên ở một
mức độ nào đó có thể đạt được mục đích phối hợp với thuốc thang để chữa
bệnh. Có điều nói chỉ cần chiêm ngưỡng một pho tượng ngọc là có thể diệt
trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ thì thật là hơi quá."
Tô Duy lại tiếp lời: "Nhìn chất ngọc và cách chạm trổ thì nó hẳn phải được
chế tác vào đời Thanh, tôi đoán chắc là do một vị tổ tiên nào đó của Trần
tiên sinh điêu khắc nên. Hơn một trăm năm trước đã biết lợi dụng tác dụng
tâm lý để trị bệnh, đó quả là bậc kỳ tài, đáng tiếc là điều này lại bị hậu nhân
dùng vào tà đạo. Chính vì vậy có thể tổng kết rằng, giá trị y học của Viên