Một hôm thấy có một vị thần đến, chân trước đi không bén đất, Đạo
Hạnh hỏi:
- Ngươi là thần gì? Thần trả lời:
- Đệ tử là thần Tứ Trấn Thiên Vương, cảm vì cái công đức của Sư đã
tụng kinh nên đến đây hầu Sư để Sư sai khiến.
Đạo Hạnh tự biết lục trí của mình đã viên mãn, có thể trả được thù cha
rồi mới trở về ở lại làng cũ là An Lãng, thân đến cầu An Quyết sông Tô
Lịch, phóng cái gậy xuống dưới nước, hốt nhiên cái gậy dựng thẳng trên
mặt nước rồi đi ngược dòng như bay đến cầu Tây Dương thì dừng lại.
Đạo Hạnh cả mừng mà rằng:
- Phép của ta hơn Đại Điên rồi đây.
Rồi đi thẳng đến chổ Đại Điên ở. Đại Điên trông thấy bảo rằng:
- Mày không nhớ việc ngày trước hay sao?
Đạo Hạnh ngó lên trên không thì vắng vẻ không thấy gì, liền lấy gậy
đánh chết Đại Điên, lại đem thây quăng ra sông Tô Lịch để trả thù xưa.
Trả được thù cha, lòng trần khoan khoái mới đi chơi khắp các rừng núi,
tìm hỏi cao tăng, nghe cao tăng Trí Huyền ở Thái Bình tu hành đắc đạo mới
tìm đến yết kiến, tỏ hết chân tâm, có bài kệ rằng:
Lâu đọa phàm trần chửabiết kim.
Chẳng hay đâu đó thật chân tâm.
Xin nhờ chỉ dạy đường phương tiện,
Khỏi đến Bồ Đề ngặt khó tìm.
Trí Huyền cũng đáp lại bài kệ rằng:
Bí quyết chân truyền giá vạn câm.
Ở trong đầy mắt thảy thuyền tâm.
Hà sa thế giới nên đừng nói.