gặp đang khi làng ấy khởi công tu bổ đền, các bậc quan viên, phụ lão đến
trước ta, thỉnh ta soạn bài văn bia, ta bằng lòng. Văn rằng:
“Sỹ Vương dòng dõi làng Vấn Dương nước Lỗ, vừa là ông Tổ văn hiến
nước Việt ta. Phổ hệ trước sau, lý lịch gốc ngọn, học vấn sâu rộng, cùng với
công to giáo hóa, chính trị rõ rệt, trí lược phục kẻ xa, thỏa người gần, sách
sử đã chép rõ, không cần phải kể lại ở bia làm gì, mà bia cũng không thể
hình dung hết được.
Các ông làng đều bảo: Hòang triều niên hiệu Vĩnh trị năm đầu, có ban
Lệnh chỉ cho làng ấy làm dân Tao lệ, thì đã có ông Kỷ hợi khoa đệ nhất
giáp Tiến sĩ đệ tam danh Quang Tiến Thận Lộc đại phu Lại Bộ Hữu Thị
Lang, Kinh Thuận Gia Tướng Công Nguyễn Phủ đã soạn rồi. Đến năm
Vĩnh Thịnh thứ hai, làng ấy đúc hai con ngựa bằng đồng, một con màu
hồng một con màu trắng, cũng đã có bia, văn bia do quan Kinh bắc xứ Hiến
Sát sứ Chí Lĩnh Kiệt Trì Tôn Tướng Công soạn. Ngựa đồng ấy bị giặc cướp
toan muốn khiêng đi, maynhờ uy linh của Vương, lập tức thâu hồi được từ
đó ngựa đồng đem đặt qua sở Tế điền.
Bây giờ nhân dân trong xã hưng công tu bổ đền thờ, hội nghị lạc quyên
đồng tốt theo y thức dạng ngày trước, đúc lại ngựa đồng để thờ phụng. Ta
đây cũng là Kinh Bắc Hiến Sát sứ, nhân làng xin văn, ta cũng có nhớ rằng:
theo quốc sử, Vương nhậm chức ở châu hơn bốn mươi năm, thọ hơn chín
mươi tuổi, đương thời uy danh không hai, kính phục trăm mọi, nghi vệ khua
chuông gióng trống, Hồ nhân bên xe đốt trầm, y nhiên như còn, chỉ vì năm
lâu vật cũ, chưa có đủ tế nghi để cho tôn thêm miếu mạo. Duy dương thưở
ấy, ngọc sắc như sống, cướp được phách nước Lâm hồ cuối đời Tấn, Thần
uy xa cảm, khiến nhà Trần ngọc tỷ bao phong, anh khí không tán. Sở dĩ làm
thần, linh sản ở trên trời, trải nghìn xưa như một ngày. Vậy nên ở trong toàn
cõi, một dạ tôn sùng, đã đúc ngựa đồng cho rạng văn vẻ, lại khắc bia đá lưu
truyền đời sau, thực là nên lắm. Ta kính rửa tay cầm bút, chép làm bài Ký
này.