VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 46

Hoàng triều niên hiểu Cảnh hưng năm thứ bốn mươi (1779) tháng Mạnh

Thu, năm Kỷ hợi ngày tốt.

Kỷ sửu khoa (1769), đồng Tiến sĩ xuất thân, Kinh bắc đẳng xứ thự Hiến

sát sứ, Hình Khoa Đô cấp sự trung, huyện Thanh Hà, làng Hoàng Vĩnh,
Nguyễn Đình Giản hiệu Dị Hiên bái thủ phụng soạn.

_____________

Chú thích:

36 QuảngTín làmột trong mười huyện của quận Thương Ngô, và Thương

Ngô trong thời Sĩ Nhiếp là một trong số 9 quận của Giao Chỉ. Trong số 9
quận ấy, có 6 quận thuộc vào địa phận của Trung Hoa (Nam Hải, Thương
Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ) và 3 quận chính thức của
Giao Chỉ (Giao Chỉ tức Bắc Việt, Cửu Chân tức Thanh Hóa, Nhật Nam tức
Quảng Bình QuảngTrị). Có lẽ thấy Sĩ Nhiếp ở quận Thương Ngô thuộc vào
Giao Chỉ mà có người đã gọi ông là “nhân vật An Nam”.

37 Thái Thú điều khiển một quận, chia quyền với một Thứ Sử. Đời

Đường, Thứ Sử là Thái Thú.

38 Kinh Sư đây không phải là thành Long Biên như đã ghi chú trong bản

chép tay A.751. Lời chú sai lầm ấy không biết của ai, nhưng chắc chắn
không phải của Lý Tế Xuyên vì bản A.47 mà Maurice Durand đã dịch ra
Pháp văn và đã đăng trong báo Le Peuple Vietnamien, trang 14, không thấy
có lời chú ấy. Kinh Sư đây là Hán Kinh, tức Lạc Dương.

39 Sĩ Nhiếp nguyên quán ở nước Lỗ, cùng quê với KhổngTử. Ông

chuyên môn nghiên cứu Kinh Xuân Thu, bản của Tả Khâu Minh là một bản
đúng nhất trong ba bản chép Kinh Xuân Thu.

40 Hiếu Liêm: theo lệnh của Hán Vũ Đế (năm 134 trước Thiên Chúa,

mùa đông, tháng 11), mỗi quận được cử một hiếu liêm, nghĩa là một người
được tiếng là đã chu toàn bổn phận của một người con thảo trong gia đình,
được tiếng là một người trong sạch, làm việc quan sẽ không ăn hối lộ. Mậu
tài tức là tú tài, vì kiêng tên vua Hán Quang Vũ (25‐58 sau Thiên Chúa) tên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.